Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua lời kể của bác sĩ riêng
![]() |
Đại tá Phạm Văn Ngà tại nhà riêng ở Vĩnh Yên. Ảnh: L.Thư |
Đại tá Phạm Văn Ngà, khi đó là bác sĩ riêng cho Đại tướng cố trấn tĩnh bản thân: không được để xảy ra bất cứ tình huống xử lý sai lầm nào! 1 tiếng đồng hồ sau cấp cứu của bác sĩ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tỉnh trở lại. Bác sĩ Ngà cùng mọi người trong đoàn tháp tùng Đại tướng chuyến thăm châu Phi năm đó "thở phào mà vẫn không hết đau tim". "Ngực mình
thoi thóp vì lo. Chưa kịp an tâm, Đại tướng ngay lập tức lao vào công việc. Mình lại căng thẳng để theo ông trong tâm trạng lo sợ nhỡ có sự cố xảy ra" - bác sĩ Ngà kể.
30 năm làm việc cho Đại tướng, vị bác sĩ đã không ít lần đối mặt với tình huống như thế. Nhưng cho đến ngày về hưu, ông tự hào "chưa bao giờ xử lý nhầm lẫn, để xảy ra bất cứ sai sót nào".
Ở tuổi gần 90, vị bác sĩ vẫn nhớ như in "vô vàn kỷ niệm không bao giờ quên" khi giở các bao túi đựng những bức hình chụp chung với Đại tướng. Khi ở Trung Quốc, Liên Xô, khi ở các địa phương, bất cứ đâu trên cả nước, khắp thế giới, mọi tấm hình ghi lại đều thấy bóng dáng ông, tay cầm vali chứa thuốc và đồ y tế, đi và ngồi ngay sát Đại tướng, chỉ cách nhau bước chân.
![]() |
Bác sĩ Phạm Văn Ngà (người sách cặp đưa sau lưng) trong chuyến công tác cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Trung Quốc năm 1972. Ảnh tư liệu do bác sĩ Phạm Văn Ngà cung cấp |
"Gia tài" ông tiếc không giữ lại được, đó là thùng tư liệu, sổ sách ghi chép nhật ký 30 năm làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không ngày làm việc nào ông không lưu vào sổ đủ tất cả những thông số về thuốc men, từ thuốc tây đến thuốc bắc, thuốc nam, điều trị, hội chẩn các bác sĩ đầu ngành về tình huống sức khỏe của Tướng Giáp. Ông còn cần mẫn ghi vào sổ những đồ ăn, thức uống, thực phẩm dùng trong ngày trong 24 giờ...
Đại tướng đã bảo vệ danh dự cho tôi
Bác sĩ, Đại tá Phạm Văn Ngà gắn với sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong giai đoạn từ 1965 đến 1995. Điều ông tự hào đó là Đại tướng đã luôn tin tưởng ông tuyệt đối trong 30 năm làm việc. Có một nguyên tắc bất di bất dịch là Đại tướng không bao giờ uống thuốc của bất cứ ai đưa, kể cả con cái, trừ bác sĩ Ngà.
Mọi điều trị, hội chẩn, thăm khám của các bác sĩ, ở các bệnh viện trong và ở nước ngoài, Đại tướng luôn tôn trọng nhưng nếu để uống thuốc thì chỉ nhận đơn và thuốc đưa tận tay từ bác sĩ Ngà. Điều đó khiến vị bác sĩ quân y luôn đau đáu và không ngừng trau đồi chuyên môn.
Hàng tháng, thậm chí hàng tuần, ông luôn có các cuộc hội chẩn, trao đổi với các giáo sư đầu ngành của cả nước về kinh nghiệm, kiến thức, thông tin. Cá nhân ông luôn tìm sách chuyên môn để đọc.
Có một câu chuyện ông kể lại khi đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang Liên Xô thăm khám sức khỏe. Mặc cho các bác sĩ nước bạn chăm sóc tận tình, chu đáo, cẩn thận, Đại tướng dứt khoát yêu cầu hai việc: một là kê thêm giường cho bác sĩ Ngà ở ngay cạnh, hai là mọi thăm, khám sức khỏe các bác sĩ Liên Xô Đại tướng luôn tuân thủ, trừ uống thuốc chỉ lấy từ bác sĩ Ngà. Thuyết phục "hết nước, hết cách", cuối cùng các bác sĩ Liên Xô đành phải theo yêu cầu của Đại tướng.
![]() |
...trong một chuyến công tác CHDC Đức |
Trong lần đi theo Đại tướng và gia đình trong chuyến công tác và nghỉ ở Đà Lạt năm 1976, một tình huống thử thách cả niềm tin và bản lĩnh của bác sĩ Ngà với Đại tướng xảy ra khiến ông vô cùng cảm động. Nơi nghỉ của Đại tướng và con gái Hồng Anh là biệt thự Lệ Xuân. Công tác bảo mật và an ninh nơi đây được chuẩn bị kỹ càng đến mức "con ruồi khó lọt qua".
Nhưng một buổi xảy ra chuyện cô con gái phát hiện khay thuốc chuyển lên cho Đại tướng nhưng ông kiên quyết không uống. Đại tướng thấy lạ vì hộp thuốc chuyển lên không giống như hộp thuốc mà bác sĩ Ngà thường đưa tận tay cho ông. Ông lại đồ là thuốc của con gái nên nhắc con gái uống.
Con gái lại kiên quyết bảo không và giục ông uống cho đúng giờ. Lấy làm lạ, Đại tướng cho gọi bác sĩ Ngà lên hỏi thì vỡ ra đó không phải thuốc bác sĩ Ngà.
"Lúc đó mình tưởng như chết đi vì sợ và lo lắng. May Đại tướng không uống, nếu ông uống và xảy ra chuyện thì mình cũng chỉ có nước là chết" - ông kể đầy kịch tính.
Người anh
Nhắc đến ấn tượng về cốt cách sống và làm việc của Đại tướng, bác sĩ Ngà cho hay trong suốt 30 năm ở bên Đại tướng, sự say mê công việc làm quên ngủ - quên ăn - quên sức khỏe của Đại tướng đã khiến ông từng "đứng ngồi không yên" nhưng trong lòng đầy cảm phục.
![]() |
Suốt 30 năm công tác, bác sĩ Phạm Văn Ngà luôn sát cánh Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Là bác sĩ, ông có trách nhiệm phải sắp xếp lịch trình làm việc, ăn nghỉ của Đại tướng theo giờ giấc song chưa bao giờ Đại tướng nghỉ việc đúng giờ. Mỗi lần ông nhắc, Đại tướng thường khẽ năn nỉ ông cho xin thêm 10-15 phút nhưng quãng thời gian này thường kéo dài lên 3 tiếng.
Kỷ niệm ông nhớ khi đi Liên Xô năm 1973 là một chuyến đi "gay cấn". Đúng 30 Tết, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô tổ chức tiệc và đón Đại tướng đến dự nhân dịp Đại tướng sang thăm và làm việc nước bạn. Nhưng do làm việc quá sức nên ngay khi vừa đến, Đại tướng bị lịm xỉu, mặt tím tái. Mọi người từ cán bộ, nhân viên, đến con cái, gia đình đi cùng lo lắng. Sau 1 tiếng cấp cứu, Đại tướng lại dự tiệc bình thường.
"Mình đắng mồm đắng miệng, không ăn được gì cả thế mà ngay sau tối về, Đại tướng năn nỉ tôi: bất cứ giá nào đồng chí cũng phải cho tôi về ngay Việt Nam vì có đồng chí Fidel Castro sang thăm" - ông kể. Và trong tình huống sức khỏe của Đại tướng chưa ổn thỏa, ông lại xách va li theo Đại tướng về nước.
Ở trên máy bay, Đại tướng lại tiếp tục làm việc, không chợp mắt một phút cho đến khi về Hà Nội. Vừa về đến Hà Nội, ngay lập tức ông lại lên ô tô vào miền Nam gặp Fidel trong bối cảnh hai miền Nam - Bắc chiến tranh căng thẳng.
"Đại tướng đã làm gì thì say mê lắm, một ngày từ sáng đến tối chỉ có làm việc".
Vậy 30 năm ở gần, sau cùng, ông nhận thấy Tướng Giáp là người như thế nào?
"Ông là người rất dễ thương người, coi mọi người như anh em, không phân biệt, không tỏ thái độ mình là cán bộ cao cấp, bình đẳng, chuyện trò cởi mở. Tôi ở 30 năm thấy đó là con người đối xử anh em từ cấp dưỡng, cán bộ làm việc rất bình dị, thoải mái"- bác sĩ Ngà nói.
Nói đoạn, ông đọc bài thơ riêng dành cho Đại tướng:
"Văn võ song toàn mưu lược giỏi
Tài trí uyên thâm kế sách hay
Trận đánh Điên Biên ghi lịch sử
Chiến tích dư âm mãi ngàn thu"
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm