Đau dạ dày và những điều cần biết
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Vĩnh, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin cho biết, đau dạ dày đơn giản là tình trạng đau do tổn thương dạ dày, thường do viêm dạ dày, loét dạ dày và ung thư dạ dày. Đau dạ dày còn có tổn thương những cơ quan gần với dạ dày trong đường tiêu hóa như tá tràng (phần đầu của ruột non) và thực quản (đường dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày).
![]() |
Có thể gọi chung các tổn thương thực quản, dạ dày, tá tràng là "đau dạ dày" do hình chiếu điểm đau của chúng trên bụng là tương đối giống nhau.
Triệu chứng tổn thương dạ dày
Triệu chứng đau dạ dày khác nhau giữa các cá nhân, có người đau nhiều, có bệnh nhân đau ít và kiểu đau đôi khi cũng rất khác. Triệu chứng phổ biến nhất gợi ý bệnh đau dạ dày bao gồm:
- Đau vùng thượng vị (vùng giữa bụng dưới xương ức và trên rốn một ít). Các cơn đau này thường có thể tức, đau rát bỏng hay đau âm ỉ và thường có liên quan đến buổi ăn như đau lúc đói, đau sau ăn no…
- Đầy hơi, ậm ạch khó tiêu.
- Buồn nôn và nôn.
- Ợ hơi, ợ chua.
- Nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen.
- Mất cảm giác ngon miệng.
Ảnh minh họa: affinityhealth
Ảnh minh họa: affinityhealth
Có phải tổn thương dạ dày càng nặng thì đau càng nhiều
Thật ra không phải luôn như vậy. Độ đau của dạ dày không luôn tỷ lệ thuận với mức độ trầm trọng của tổn thương dạ dày. Một tổn thương nhỏ ở dạ dày có thể rất đau, rất khó chịu trong khi một ổ loét khổng lồ không có triệu chứng gì, hoặc không đáng kể (loét câm). Một số trường hợp ung thư dạ dày không gây một triệu chứng trầm trọng nào đáng kể. May mắn là những trường hợp này rất hiếm và chủ yếu ở người lớn tuổi. Đau dạ dày thường ít nhiều thể hiện triệu chứng. Nên đi thăm khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị.
Nguyên nhân đau dạ dày
- Stress (lo lắng quá mức kéo dài): Một nhà bác học Mỹ đã nhấn mạnh "No acid - No Ulcer" tức "không acid - không viêm loét". Acid sinh ra được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật (dây thần kinh số 10). Stress sẽ kích ứng thần kinh hình thành nhiều acid quá mức gây viêm loét dạ dày.
- Vi trùng Helicobacter Pylori (HP) sống trong niêm mạc dạ dày có thể gây viêm, loét và ung thư dạ dày. Tiệt trùng HP làm giảm viêm loét và nguy cơ ung thư dạ dày.
- Thuốc: Prostaglandin là chất bảo vệ niêm mạc dạ dày và đồng thời là một yếu tố gây viêm. Sử dụng thuốc kháng viêm làm giảm nồng độ Prostaglandin gây ra viêm - loét dạ dày tá tràng.
- Chế độ ăn uống quá nhiều gia vị và chất béo có thể làm dạ dày bị kích ứng đưa đến đau dạ dày. Hậu quả cũng tương tự khi uống quá nhiều rượu, hút thuốc hoặc ăn uống thất thường, ăn uống vội vàng…
- Do bệnh toàn thân như bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, hội chứng cushing...
Làm thế nào để xác định bệnh đau dạ dày
Các bác sĩ dựa vào thăm khám, các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng trong đó nội soi dạ dày cho đến hiện nay là phương pháp hiệu quả nhất.
Nội soi dạ dày là một phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng) nhờ vào một ống soi mềm nhỏ đường kính khoảng 9 mm, đưa vào qua đường miệng. Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang xảy ra bên trong. Từ đó, có được chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài nội soi, có thể siêu âm, CT hay biện pháp nào khác?
Không may là không thể dùng siêu âm hay CT để chẩn đoán chính xác bệnh đau dạ dày. Khí là kẻ thù của siêu âm, của CT, mà dạ dày nói riêng và đường tiêu hóa nói chung thì đầy khí. Vì vậy siêu âm và CT không thể chẩn đoán chính xác bệnh dạ dày được. Hơn nữa kỹ thuật CT, siêu âm hay các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác một mặt không nhìn thấy trực tiếp niêm mạc dạ dày, mặt khác không thể lấy các mẫu mô để làm các xét nghiệm. Đến nay nội soi vẫn là ưu tiên một trong định bệnh đau dạ dày và có những cải tiến mạnh mẽ để cuộc soi ngày càng dễ chịu hơn.
Điều trị đau dạ dày
Viêm loét dạ dày:
- Thuốc kháng acid để làm nồng độ acid (như thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế H2).
- Thuốc kháng sinh để tiệt khuẩn Helicobacter Pylori.
- Chế độ ăn: Hạn chế thức ăn nóng, cay. Hạn chế thức ăn có thế gây dị ứng với từng cá nhân như lactose từ sữa hoặc gluten từ bánh mì. Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống lạc quan, giảm lo âu, tránh stress.
Ung thư dạ dày:
- Ung thư dạ dày sớm: Có thể cắt bớt niêm mạc dạ dày qua nội soi.
- Ung thư dạ dày tiến triển: Phẫu thuật.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Để cho đi là còn mãi
Tháng 4 vừa qua, tại Quảng Ninh, một ca hiến tạng từ người cho chết não, anh Dương Minh Đức, đã trao cơ hội sống mới cho 7 người, trong đó có 2 trường hợp trẻ em. Từ câu chuyện nhân văn của anh Đức, tình yêu thương, sự sẻ chia đã được lan toả rộng khắp, không chỉ tại Quảng Ninh mà còn trong cả nước. Nhiều người, trong có cả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đã tự nguyện đăng ký tham gia hiến tạng, để “Cho đi là còn mãi”.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế
Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng, mức hưởng tùy theo nhóm đối tượng và tình trạng bệnh. Việc tham gia BHYT đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân, giúp mọi người được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.