Đau đầu vì làm việc trong môi trường công nghệ không dây
Mệt mỏi vì làm việc trong môi trường công nghệ không dây
Chị Trần Thị Lâm Thao, nhân viên một Tập đoàn công nghệ thông tin, than thở: Không hiểu do áp lực công việc hay vì ngồi văn phòng máy lạnh nhiều mà chị thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi. Ngoài chứng đau đầu hành hạ, chị còn thỉnh thoảng bị buồn nôn, chóng mặt. Những biểu hiện này thường không xuất hiện khi chị về nhà.
Nhiều đồng nghiệp khác của chị Thao cũng trong tình trạng như vậy. Mọi người đều cho rằng do áp lực công việc căng thẳng quá. Một vài người làm công nghệ thông tin trong công ty nói đùa rằng có thể do ngồi trước máy tính nhiều nên mỏi mắt, nhức đầu thôi. Hơn nữa, ở công ty, sóng wife lúc nào cũng phủ khắp, rồi hàng trăm con người là hàng trăm cái điện thoại di động, hàng trăm cái máy tính. Một môi trường nhiều từ trường như vậy, không mệt mỏi mới là điều lạ.
Từ chuyện của chị Trần Thị Lâm Thao, phóng viên đã có một khảo sát nhỏ với một số nhân viên văn phòng làm việc tại các tòa nhà lớn ở Hà Nội. Kết quả là hầu hết mọi người cảm thấy bí bách, khó chịu, mệt mỏi khi ngồi ở văn phòng làm việc. Ngược lại, khi về nhà, cái cảm giác nhức mỏi đó không còn nữa.
Để tìm hiểu tận nơi, chúng tôi đã khảo sát tại cửa hàng của anh Nguyễn Văn Tân (Ngõ 92, Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội) là cử nhân công nghệ thông tin. Anh Tân cho biết, trong phòng anh có rất nhiều thiết bị không dây như laptop, điện thoại, đầu phát sóng wifi... Vì tính chất công việc là chuyên sửa chữa các thiết bị điện tử, cài đặt máy tính cho khách hàng nên gần như lúc nào các thiết bị này trong nhà cũng bật. Do diện tích phòng chỉ khoảng 20m2 mà chứa nhiều đồ điện tử nên anh thường xuyên cảm thấy bí bách, khó chịu. Làm việc một vài tiếng là anh lại phải ra ngoài hít thở không khí.
Không phải ai cũng bị ảnh hưởng
Theo KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự, thiết bị không dây có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không phụ thuộc vào tần số và cường độ sóng phát ra. Nếu là dải tần lớn thì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng phải khẳng định rằng, không phải ở trong môi trường có nhiều thiết bị không dây thì mệt mỏi. Vì nhiều trường hợp các sóng này cộng hưởng lẫn nhau, mà lại ở mức độ thấp thì không ảnh hưởng gì.
PGS.TS Trương Vũ Bằng Giang, Khoa Điện tử viễn thông, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, đến nay cũng chưa có một đề tài nghiên cứu chính thức nào về tác động của các thiết bị không dây đến sức khoẻ. Bởi thiết bị không dây như wifi, máy tính, điện thoại... có tần số rất thấp. Nó chỉ gây hại trong một môi trường tích hợp nhiều thiết bị hoạt động cùng lúc. Giả sử như có 1.000 chiếc máy tính xách tay cùng lúc hoạt động trong 1 phòng thì khi đó mới phải cảnh báo về ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Ở khía cạnh khác, các chuyên gia cùng chung quan điểm rằng, không phải ai cũng bị ảnh hưởng của tần số sóng này. Có thể cùng tần số phát đó nhưng người này bị ảnh hưởng mà người khác lại không. Điều này được lý giải vì mỗi người có một điện sinh học phát ra tần số cộng hưởng nhất định. Bởi thế mà có người có thể nhìn thấy linh hồn, còn người khác thì không. Hơn nữa, những người sức khoẻ yếu hoặc thần kinh quá nhạy cảm thì sẽ là những người bị ảnh hưởng đầu tiên.
Chưa thể khẳng định về ảnh hưởng của các thiết bị không dây nhưng khi sống trong môi trường có quá nhiều tần số phát của các thiết bị không dây thì ít nhiều người ta sẽ bị mỏi mắt, đau đầu, khó chịu do bị tác động vào hệ thần kinh. Bởi thế, các công ty kinh doanh dịch vụ hạ tầng mạng thường tìm giải pháp an toàn cho người sử dụng bằng cách cho ra đời các thiết bị tiên tiến nhất. Trường hợp buộc phải có tần số phát lớn thì người ta giải quyết bằng cách phát ra một tần số khác ngược lại tần số kia thì sẽ triệt tiêu được tác hại của nó.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh