Dấu hiệu cảnh báo bể bơi không an toàn
Người quản lý bể bơi không kiểm tra nước
Giám sát các hóa chất trong bể bơi đặc biệt quan trọng để duy trì nước an toàn. Mức độ hóa chất trong hồ bơi nên được kiểm tra ít nhất hai lần một ngày. Nếu nồng độ chlorine trong hồ không được kiểm tra, vi khuẩn có hại có thể sinh sôi rất nhanh khiến người đi bơi bị nôn mửa, đau bụng, mắc bệnh ngoài da.
Cần lưu ý khi bơi để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe |
Nước đục, bẩn, có tảo
Nếu nước hồ đục, bẩn thì tốt nhất bạn đừng nên bơi bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Sông hồ tự nhiên cũng ẩn chứa nhiều mối nguy. Những loại tảo màu xanh sinh trưởng trong hồ có thể sản xuất ra vi khuẩn lam độc hại. Chúng là những sợi mảnh, có mùi, có màu xanh trôi nổi trên mặt nước. Nếu bạn thấy nước chuyển màu xanh lạ, có mùi hơi tanh, thì không nên xuống tắm.
Quá đông trẻ em
Ở những nơi có quá nhiều trẻ em không phải là môi trường tốt để bơi. Chỉ cần một lượng nhỏ phân cũng có thể chứa vi sinh trùng Giardia lamblim và làm ô nhiễm cả vùng nước xung quanh, gây tiêu chảy và ói mửa cho người nhiễm phải.
Thủy triều
Thường thì khi thủy triều dâng lên bãi biển nếu bạn thấy tảo biển, bọt sóng hoặc các mảnh nhỏ bị đẩy về ra biển thì đây có thể là lúc thủy triều rút, do vậy bạn không nên đi bơi vào thời điểm này để tránh nguy hiểm.
Chỗ bơi quá đông người
Mỗi cơ thể đều mang theo vi khuẩn, virus, vi trùng... nơi càng nhiều người thì nguy cơ nhiễm khuẩn lại càng cao hơn. Nếu hồ hoặc bãi biển quá đông đúc, tốt nhất bạn không nên bơi.
Không có hàng rào an toàn quanh hồ bơi
Hàng rào và rào chắn nên được đặt tại tất cả các bể bơi công cộng dành cho trẻ em để tránh trẻ em dễ dàng đi qua nếu không có sự giám sát của người lớn.
Cảnh báo ký sinh trùng nguy hiểm trong bể bơi
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một loại ký sinh trùng trong phân người có thể truyền nhiễm qua bể bơi. Tên đầy đủ của loại ký sinh trùng nguy hiểm này là cryptosporidium. Nó có thể khiến những người trưởng thành khỏe mạnh bị mắc bệnh sốt rét, tiêu chảy mất nước trong vòng 3 tuần. CDC cảnh báo, bất cứ ai bị tiêu chảy nên tránh bơi cho đến ít nhất 2 tuần sau khi tiêu chảy giảm để tránh lây lan bệnh cho cộng đồng.
Những lưu ý khi bơi để tránh mắc bệnh
Tắm trước khi bơi để tránh các loại vi khuẩn ô nhiễm tại các bể bơi công cộng. Vì khi bạn tắm, cơ thể được loại bỏ những vi khuẩn có hại, dễ lây lan cho những người khác.
Không uống nước trong bể bơi. Bể bơi là nơi chứa lượng vi khuẩn có hại. Theo các chuyên gia sức khỏe, trung bình người lớn uống phải 15ml nước mỗi lần bơi trong khi gấp đôi ở trẻ em. Vì vậy, không uống nước ở bể bơi giúp cơ thể thoát khỏi một số bệnh.
Khi bơi tốt nhất nên đeo kính bơi. Các vi sinh vật mang mầm bệnh ở trong bể nước rất dễ xâm hại bộ phận mắt, hơn nữa các loại dịch chất khử độc trong hồ bơi cũng kích thích vào kết mạc mắt, dẫn đến tình trạng viêm.
Sau khi bơi nên đi tiểu tiện ngay, bởi vì bên trong bể nước có nhiều tính kiềm, hơn nữa trong nước lại chứa lượng lớn vi khuẩn lây truyền, rất dễ dẫn đến tình trạng lây nhiễm.
Sau khi bơi phải gội đầu, tốt nhất nên dùng cả dầu xả để tăng cường bảo vệ, loại bỏ vi khuẩn.
Thoa kem chống nắng trước khi bơi. Tuy là bơi ở dưới nước, nhưng khi ở trên mặt nước, do bức xạ của ánh mặt trời, tia tử ngoại vẫn rất mạnh, dễ làm tổn thương bề mặt da, vì vậy nên dùng kem chống nắng có chỉ số trên 30 để bảo vệ.
Sau khi bơi, trước tiên nên chú ý bổ sung nước. Bổ sung đủ lượng nước, tế bào da sẽ tự hồi phục, năng lực cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Khởi động trước khi bơi. Không chỉ với hoạt động bơi lội mới cần khởi động. Khởi động là bắt buộc với tất cả các hoạt động thể dục, rèn luyện thể chất nhằm tránh chấn thương và các sự cố sức khỏe khi tập luyện. Mùa đông cần khởi động kỹ, lâu hơn mùa hè.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh