Dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn có vấn đề
1. Bạn có ít bạn
Nghiên cứu cho thấy chúng ta càng có ít mối liên hệ ở nhà, cơ quan và trong cộng đồng, chúng ta càng dễ ốm, bởi trong suy nghĩ tràn đầy các hóa chất gây lo lắng. Và tuổi thọ chúng ta cũng ngắn hơn những người quảng giao.
Các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu 275 người tuổi từ 18 đến 55, thì thấy những người có nhiều hơn 6 mối quan hệ thì có khả năng chống lại virus cảm lạnh cao hơn 4 lần so với những người có ít bạn bè.
Nếu quá bận rộn để gọi điện thoại cho các bạn, hãy gửi email cho họ vào ban tối khi bạn đã rảnh rỗi.
2. Bạn thường thấy mệt
Ví dụ hoàn hảo nhất là các sinh viên thường lăn ra ốm sau mỗi kỳ thức đêm ôn thi dài ngày. Thiếu ngủ khiến cho hệ miễn dịch của bạn đuối sức, và không sản sinh được các vũ khí giúp tế bào tấn công lại kẻ gây bệnh. Nghiên cứu của Đại học Chigago tìm thấy đàn ông chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày, kéo dài 1 tuần liền sẽ làm giảm một nửa số kháng thể chống lại bệnh cúm trong máu của họ, so với người ngủ từ 7,5 đến 8,5 tiếng.
Hầu hết người lớn cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng liên tục mỗi đêm, nhưng cảm giác thức dậy mỗi sáng và trong ngày sẽ cho bạn biết nhu cầu cụ thể của mình. Nếu bạn mệt khi thức giấc buổi sáng, bạn đã thiếu ngủ, hoặc chất lượng giấc ngủ không tốt.
3. Bạn bi quan
Người lạc quan có nhiều tế bào bạch cầu cũng như các tế bào bảo vệ cơ thể tự nhiên khác, so với những người lúc nào cũng ủ rũ bi quan. Một lý do có thể là người lạc quan chăm sóc bản thân tốt hơn.
Như vậy, mặc dù cá tính rất khó thay đổi, nhưng bạn hãy tìm lý do - dù nhỏ thôi - để mà cảm thấy may mắn mỗi ngày. Hãy bắt nhịp cho các câu chuyện bên bàn ăn bữa tối với gia đình, khi mà mỗi người đều chia sẻ niềm vui xảy ra trong ngày.
4. Bạn khóa chặt tâm trạng
Những cuộc tranh cãi có tính xây dựng với bạn đời thực tế có thể làm tăng miễn dịch, các nhà nghiên cứu từ Đại học California tại Los Angeles cho biết trênABCnews.
Họ đã yêu cầu 41 cặp đôi hạnh phúc thảo luận về một vấn đề trong hôn nhân của họ trong 15 phút. Các nhà nghiên cứu phát hiện có sự gia tăng huyết áp, nhịp tim và tế bào bạch cầu liên quan đến miễn dịch, tất cả đều giống như khi bạn tập thể dục ở mức vừa phải.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chừng mực thôi: các cặp thường xuyên mỉa mai nhau thì lại làm giảm bớt số tế bào kháng virus trong cơ thể, gia tăng lượng hooc môn stress, và thời gian hồi phục thương tổn lâu hơn 40% so với người có phản ứng tích cực và trìu mến trong cuộc tranh luận.
Đừng giữ những thứ khiến bạn phiền lòng ở trong người. Những người cố giấu suy nghĩ và tình cảm của mình thì có tế bào bạch cầu T kém hoạt động hơn những người hay bày tỏ.
5. Bạn không mang bút theo mình
Bất cứ khi nào bạn chạm vào những chiếc bút ở nơi công cộng (như bút cắm trên bàn tại ngân hàng, bưu điện...), bạn đều có thể gặp nguy hiểm từ các virus, vi khuẩn gây bệnh.
Vì thế, hãy mang theo một chiếc bút bên mình, và dùng nó thay cho bút của bác sĩ, anh đưa thư, hoặc của nhân viên nhà hàng.
6. Đi đâu cũng cần xe
Cứ 4 người Mỹ thì có 1 người không tập thể dục chút nào - và điều đó dễ dàng khiến bạn phát ốm.
Khi so sánh những người lười hoạt động với người đi bộ nhanh nhẹn mỗi ngày, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy người không đi bộ có số ngày ốm cao gấp đôi.
7. Bạn của bạn hút thuốc lá
Không cần nói chắc bạn cũng hiểu việc hút thuốc nguy hiểm cho toàn cơ thể thế nào. Nhưng hít phải khói do người khác hút cũng nguy hại gần như thế (hút thụ động)
Mỗi năm, vì tiếp xúc với khói thuốc lá, khoảng 3.000 người Mỹ không hút thuốc chết vì ung thư phổi và 300.000 trẻ con tiếp xúc bị viêm nhiễm đường hô hấp dưới. Hút thuốc thụ động có thể làm khởi phát cơn hen, làm xấu thêm triệu chứng của người bị dị ứng.
Hãy tránh việc hít phải khói thuốc của người khác càng nhiều càng tốt, trong đó có việc kết bạn với người không hút thuốc. Khuyến khích bất cứ ai mà bạn quen biết (chồng, đồng nghiệp, hàng xóm, bạn bè...) từ bỏ thói quen này.
8. Bạn luôn dùng kháng sinh
Dùng kháng sinh ngay khi có dấu hiệu sổ mũi đầu tiên có thể khiến bạn kháng lại các thuốc này, dần khiến cho bệnh nhiễm trùng trở nên nặng hơn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy một số bệnh nhân sử dụng kháng sinh đã bị giảm cytokines - hoóc môn chỉ báo hệ miễn dịch của cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị chèn ép, bạn càng dễ nhiễm các vi khuẩn kháng thuốc hoặc trở nên ốm yếu.
Hãy chỉ uống kháng sinh khi nhiễm khuẩn, sử dụng chúng đúng cách, và đủ liều. Đừng sử dụng kháng sinh để "phòng ngừa", trừ phi bác sĩ kê cho bạn, đừng tiết kiệm mua thiếu liều, hoặc kết thúc sớm trước liệu trình.
9. Bạn ít cười
Trong nghiên cứu thực hiện tại Trường y, Đại học Loma Linda, những người lớn khỏe mạnh được xem một đoạn video hài hước trong 1 giờ thì có sự gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch.
Vì thế, hãy cười nhiều hơn bạn nhé. Xem hài kịch, ăn trưa với người bạn gây cười, và đọc các phản hồi ngốc nghếch của bạn bè trước khi tự động xóa.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)