Dấu hiệu của loại ung thư có nguy cơ tử vong cao nhất ở Việt Nam
Ở Việt Nam, gan và phổi là 2 loại ung thư tiên lượng xấu nhất. Với ung thư gan, năm 2020, Việt Nam có thêm 26.418 ca mắc mới, 25.272 ca tử vong. Tương tự, ung thư phổi có 26.262 ca mắc mới, 23.797 ca tử vong.
Ảnh minh họa: Muhealth
Những người hút thuốc có nguy cơ cao nhất bị ung thư phổi, mặc dù bệnh cũng xuất hiện ở những người chưa bao giờ hút thuốc.
Nguy cơ ung thư phổi tăng lên theo thời gian và số lượng điếu thuốc bạn đã hút. Nếu bỏ thuốc lá, ngay cả sau khi hút trong nhiều năm, bạn có thể giảm đáng kể khả năng bị ung thư phổi.
Triệu chứng của ung thư phổi
Ung thư phổi thường không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Các dấu hiệu thường xuất hiện khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng gồm cơn ho mới không thuyên giảm, ho ra máu (dù chỉ một lượng nhỏ), hụt hơi, đau ngực, khàn tiếng, giảm cân không lý do, đau xương, đau đầu.
Nguy cơ gây ung thư phổi
- Hút thuốc: Nguy cơ ung thư phổi tăng lên theo số lượng điếu thuốc bạn hút mỗi ngày và số năm đã hút.
- Tiếp xúc với khói thuốc: Ngay cả khi bạn không hút thuốc, khả năng mắc ung thư phổi sẽ tăng lên nếu người xung quanh hút thuốc.
- Từng xạ trị trước đó: Nếu bạn đã trải qua xạ trị vào ngực vì một loại ung thư khác, bạn có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.
- Tiếp xúc với khí radon: Radon được tạo ra do sự phân hủy tự nhiên của uranium trong đất, đá và nước, cuối cùng trở thành một phần của không khí bạn hít thở. Radon có thể tích tụ trong bất kỳ tòa nhà nào.
- Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác như asen, crom, niken.
- Tiền sử gia đình bị ung thư phổi: Những người có cha mẹ, anh chị em bị ung thư phổi dễ mắc bệnh hơn.
Biến chứng
- Hụt hơi: Bệnh nhân bị khó thở nếu ung thư làm tắc nghẽn đường hô hấp chính. Chất dịch có khả năng tích tụ xung quanh phổi, khiến phổi khó giãn nở hoàn toàn khi bạn hít vào.
- Ho ra máu: Ung thư phổi có thể gây chảy máu trong đường thở, khiến bạn ho ra máu.
- Đau đớn: Ung thư phổi giai đoạn muộn di căn đến niêm mạc phổi hoặc vùng khác của cơ thể, chẳng hạn như xương, gây đau đớn.
- Tràn dịch màng phổi: Ung thư phổi dễ gây tích tụ dịch quanh phổi, dẫn tới khó thở. Các bác sĩ thực hiện kỹ thuật hút chất lỏng ra khỏi ngực, giảm khả năng tràn dịch màng phổi tái phát.
- Di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như não và xương: Khi đó, bệnh nhân sẽ đau đầu, đau thân thể, buồn nôn. Khi ung thư đã lan ra ngoài phổi, thường không thể chữa khỏi. Các phương pháp điều trị có sẵn chỉ làm giảm triệu chứng, kéo dài thời gian sống.
Ảnh minh họa: Spunout
Cách phòng bệnh
Hiện chưa có cách nào để ngăn ngừa ung thư phổi, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu:
- Không hút thuốc: Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc, đừng bắt đầu. Nói chuyện với con bạn về việc không hút thuốc để trẻ hiểu cách tránh yếu tố chính gây ung thư phổi.
- Tránh khói thuốc: Nếu bạn sống hoặc làm việc với một người hút thuốc, hãy thúc giục họ bỏ thuốc lá. Ít nhất, hãy yêu cầu anh ấy hoặc cô ấy hút thuốc bên ngoài. Tránh các khu vực có người hút thuốc, chẳng hạn như quán bar.
- Áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ rau quả: Đó là nguồn thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
- Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần: Nếu bạn ít vận động, hãy bắt đầu từ từ. Bạn nên cố gắng tập thể dục thường xuyên.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 06/01/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025; Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Công văn số 3721/UBND-VHXH ngày 27/12/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Kế hoạch số 169/KH-BCĐLNATTP ngày 31/12/2024 của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025; Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 26/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Tổ chức các hoạt động Tết Ất Tỵ năm 2025.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Ngày An Toàn Người Bệnh Thế Giới 2024 - Nâng Cao Năng Lực Chẩn Đoán Vì Sự An Toàn Của Người Bệnh
Ngày An Toàn Người Bệnh Thế Giới là một sự kiện trọng tâm trong ngành y tế, với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động cải tiến chất lượng, quản lý rủi ro tại các bệnh viện và tăng cường nhận thức của cộng đồng về vấn đề an toàn cho người bệnh. Với phương châm "Trước tiên là không gây hại cho người bệnh" (First do no harm for patient), sự kiện này đã trở thành một chiến dịch toàn cầu, kêu gọi sự tham gia và hợp tác của các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024