Dấu hiệu nào cho thấy bạn có thể bị cao huyết áp nguy hiểm?
Cứ 10 người trưởng thành có 4 người tăng huyết áp
GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam cho biết, tăng huyết áp được xem là "kẻ giết người thầm lặng" vì không có triệu chứng điển hình và thậm chí họ còn không biết mình bị bệnh.
Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2016, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn từ 18 tuổi trở lên là 47,5%.
Tuy nhiên vì không có những dấu hiệu điển hình nên có tới 60% bệnh nhân chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.
Một người được chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90mm thủy ngân. Nhiều người thậm chí huyết áp đến 250/100mm thủy ngân nhưng không hề có triệu chứng. Và điều này là rất nguy hiểm bởi huyết áp có thể tăng bất cứ lúc nào, đe dọa tính mạng người bệnh.
Dấu hiệu của cao huyết áp rất đa dạng. Bình thường người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, giật hai bên thái dương, choáng váng, chóng mặt, nóng bừng mặt, mất ngủ, đái đêm, chảy máu mũi, giảm thị lực, cảm giác ruồi bay, hồi hộp chống ngực…
Khi có một trong những dấu hiệu này hãy đến bệnh viện khám vì đó là những dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng bạn có nguy cơ bị cao huyết áp.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bệnh nhân, cơn tăng huyết áp không biểu hiện triệu chứng, bỗng dưng một ngày bệnh nhân bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não khi đến viện mới phát hiện huyết áp cao chót vót dù không có biểu hiện gì trước cơn đột quỵ xảy ra. Hay có bệnh nhân khi vào viện vì suy thận phải lọc máu mới ngỡ ngàng vì tình trạng huyết áp cao gây nên.
"Tăng huyết là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây Nhồi máu cơ tim cấp. Tỉ lệ người mắc tăng huyết áp ngày cằng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa"- GS Việt lo ngại.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Nhớ huyết áp như nhớ tuổi của mình
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, đây là thông điệp mà các chuyên gia muốn truyền tải đến người dân.
Bởi ở nhiều bệnh nhân, tăng huyết áp không biểu hiện triệu chứng, bỗng dưng một ngày bệnh nhân bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não khi đến viện mới phát hiện huyết áp cao chót vót dù không có biểu hiện gì trước cơn đột quỵ xảy ra.
“Bạn không có triệu chứng không có nghĩa bạn không bị tăng huyết áp. Đó là lý do chúng tôi khuyến cáo người dân cần chủ động kiểm tra huyết áp của mình, không đợi đến lúc có triệu chứng cơ năng mới đo huyết áp", GS Việt khuyến cáo.
Khám, đo huyết áp miễn phí cho người dân. Ảnh: H.Hải
Nhất là với gia đình có tiền sử cao huyết áp, con cái cũng cần chú ý, kiểm tra huyết áp từ sớm theo định kỳ. Hãy đo, kể cả khi bạn thấy bình thường nhất để phát hiện nguy cơ tăng huyết áp. Việc kiểm tra huyết áp rất đơn giản, có thể thực hiện ngay tại trạm y tế xã”
Hiện nay tăng huyết áp vô căn chiếm 90%, trước đây gặp chủ yếu người cao tuổi nhưng nay có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, trẻ hoá do lối sống, sinh hoạt thiếu lành mạnh như uống bia rượu, ăn mặn, lười vận động dẫn đến béo phì.
Bia rượu không chỉ nguy cơ gây tai nạn giao thông, mà nó là căn nguyên của hàng loạt bệnh nguy hiểm, trong đó có tăng huyết áp. Vì thế, để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm chết người này, hãy hạn chế rượu bia. Ảnh: H.Hải
Vì thế, để phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng, người dân cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý và giảm muối; ăn nhiều rau, hoa quả; hạn chế rượu bia; không hút thuốc lá; duy trì cân nặng phù hợp; vận động thể lực đều đặn. Vận động thể lực (tập thể dục) ít nhất 30 phút/ngày và đi bộ khoảng 10.000 bước chân/ngày.
GS Việt cũng khuyến cáo, người bệnh khi được chẩn đoán huyết áp và phải điều trị bằng thuốc suốt đời. “Cần tránh tình trạng khi được điều trị ổn định, nhiều người nghĩ là bệnh đã khỏi nên bỏ thuốc rất nguy hiểm, có thể tái phát, lên cơn tai biến do tăng huyết áp đột ngột", GS Việt khuyến cáo.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.