Dấu hiệu sớm của bệnh rung nhĩ
Thế nào là rung nhĩ?
Ở người bình thường, nhịp tim từ 60 - 80 lần trong một phút khi cơ thể nghỉ ngơi. Khi rung nhĩ, các tâm nhĩ đập rất nhanh và không đều với tần số > 300/phút. Rung nhĩ ban đầu có thể chỉ thoáng qua trong thời gian vài phút, vài giờ, đôi khi vài ngày xen kẽ với những giai đoạn nhịp tim bình thường. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thích hợp, rung nhĩ trở thành mạn tính. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị rung nhĩ sớm rất quan trọng để giảm thiểu tối đa biến chứng của rung nhĩ, đem lại cuộc sống với chất lượng tốt hơn cho bệnh nhân.

Bệnh lý mạch vành - một trong những nguyên nhân gây rung nhĩ.
Rung nhĩ có thể xuất hiện mà không do bất kỳ một bệnh lý tim mạch thực tổn nào. Tuy nhiên, thường gặp hơn ở bệnh nhân mắc một bệnh lý tim mạch nào đó như bệnh van tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim... Đôi khi có thể gặp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cường giáp hoặc bệnh tim bẩm sinh.
Dấu hiệu cảnh báo không rõ ràng
Ở nhiều người, rung nhĩ không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Triệu chứng thường gặp nhất là biểu hiện đánh trống ngực do tim đập nhanh và không đều. Bệnh nhân có cảm giác đau ngực và cảm giác ngộp thở. Trong một số trường hợp nếu nhịp tim quá nhanh sẽ gây triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, thậm chí ngất xỉu.
-5b275.jpg)
Hẹp van hai lá - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rung nhĩ.
Khi có yếu tố nghi ngờ hoặc có những biểu hiện hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, đau ngực, chóng mặt, vã mồ hôi, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân được làm điện tâm đồ.
Dựa vào lâm sàng tiến triển của rung nhĩ, chia làm các thể lâm sàng: Cơn rung nhĩ kịch phát: rung nhĩ kéo dài ≤ 7 ngày, cơn tự chuyển về nhịp xoang (nhịp của người bình thường); Rung nhĩ bền bỉ: rung nhĩ kéo dài > 7 ngày, phải dùng các biện pháp chuyển nhịp can thiệp mới có thể cắt được rung nhĩ; Rung nhĩ mạn tính: kéo dài hơn 1 năm và không thể cố gắng chuyển nhịp được bằng các biện pháp can thiệp.
Điều trị rung nhĩ thế nào?
Kiểm soát tần số thất và chuyển rung nhĩ về nhịp xoang: Trong phần lớn các trường hợp rung nhĩ, digitalis và/ hoặc thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm giúp làm tăng hiệu quả co bóp của tâm thất do làm chậm nhịp tim và có thể phục hồi được nhịp tim bình thường. Các thuốc khác như quinidin sulfat hoặc procainamid có thể được sử dụng thay thế nếu hai thuốc trên không hiệu quả. Bệnh nhân rung nhĩ không dung nạp khi đã điều trị tối ưu cần được tư vấn hỗ trợ của các chuyên gia về điện sinh lý học tim để có biện pháp can thiệp tích cực hơn.
Một vài trường hợp rung nhĩ dai dẳng được điều trị bằng sốc điện - người ta dùng một dòng điện phóng vào tim khi người bệnh được giảm đau hoặc gây mê để chuyển nhịp. Khi nhịp tim đã trở về bình thường, cần tiếp tục dùng thuốc duy trì để phòng ngừa rung nhĩ tái phát, nhất là khi bệnh nền là một bệnh mạn tính không thể điều trị triệt để được.
Đối với bệnh nhân rung nhĩ mạn tính, có thể điều trị rung nhĩ qua đường ống thông (catheter ablation). Triệt đốt bằng catheter là phương pháp có hiệu quả và là lựa chọn cho bệnh nhân rung nhĩ có triệu chứng điều trị nội khoa thất bại. Đặc biệt ở bệnh nhân trẻ tuổi triệt đốt bằng catheter có lợi ích hơn là điều trị bằng thuốc kéo dài nhiều năm. Tỷ lệ thành công từ 40 - 90% với chỉ một lần triệt đốt, nếu bệnh nhân tái phát rung nhĩ có thể tiếp tục tiến hành triệt đốt nhiều lần tiếp theo.
Phẫu thuật điều trị rung nhĩ: Phẫu thuật cô lập nhĩ trái (Maze) thường được chỉ định kết hợp với các phẫu thuật tim khác như mổ bắc cầu chủ vành, thay van tim, mổ sửa chữa trong bệnh tim bẩm sinh,... Phẫu thuật sẽ tạo các đường cắt cô lập từng vùng cơ nhĩ, tiểu nhĩ và các tĩnh mạch phổi nhưng vẫn bảo tồn được chức năng dẫn truyền trong nhĩ, nhờ vậy ngăn chặn được sự hình thành các vòng vào lại gây rung nhĩ.
Dự phòng huyết khối phòng chống đột quỵ: Thuốc chống đông dự phòng huyết khối được chỉ định dùng cho tất cả bệnh nhân rung nhĩ trừ duy nhất trường hợp rung nhĩ đơn độc ở bệnh nhân dưới 60 tuổi (không có bệnh lý tim mạch thực thể kèm theo) hoặc có chống chỉ định dùng thuốc chống đông máu.
Bệnh nhân rung nhĩ có bệnh cơ tim phì đại, hẹp van hai lá hoặc van cơ học phải được điều trị bằng thuốc kháng vitamin K như: wafarin hoặc sintrom.
Các phương pháp dự phòng bệnh van tim và bệnh mạch vành đều giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện rung nhĩ. Bệnh nhân rung nhĩ có thể không có triệu chứng gì. Đa số thấy hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, đau ngực, chóng mặt, vã mồ hôi. Một số bệnh nhân vào viện vì các biến chứng của bệnh như đột quỵ do tắc mạch não hay các biểu hiện của tắc mạch chi. Vì vậy, đối với người cao tuổi, người nằm trong nhóm nguy cơ cao cần hạn chế thuốc lá, rượu, bia. Đây là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Tập huấn về triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025
Nhằm hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025 trên địa bàn tỉnh, ngày 07/03/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống HIV/AIDS tại trung tâm y tế và trạm y tế. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Xét nghiệm HIV giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus
HIV vẫn là một thách thức đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, với hàng triệu người đang sống chung với loại virus này. Thông qua xét nghiệm HIV thường xuyên, sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị thích hợp, làm giảm sự lây lan của HIV.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
- Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh