Dấu hiệu sớm của ung thư mũi xoang
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh
Nam giới có nhiều khả năng bị ung thư xoang hơn phụ nữ. Độ tuổi phổ biến nhất để chẩn đoán tình trạng này là 50 và 60. Hút thuốc lá và khói thuốc lá là một yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư mũi xoang, cũng giống như các ung thư khác của đường hô hấp. Tiếp xúc với bụi từ da, gỗ hoặc vải dệt, cũng như hơi formaldehyde, dung môi, niken, crôm, cồn và radium làm tăng nguy cơ ung thư mũi xoang. Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là tránh hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư mũi xoang.
Soi mũi xoang giúp chẩn đoán bệnh. |
Các loại ung thư mũi xoang
Một số loại ung thư khác nhau có thể xảy ra trong khoang mũi hoặc xoang, bao gồm:
Ung thư tế bào vảy (phổ biến nhất, khoảng 70% ung thư xoang) xảy ra trong đường hô hấp. Ung thư tuyến (khoảng 10 - 20%) xảy ra ở lớp niêm mạc xoang. U lympho (khoảng 5% bệnh ung thư) gây ra bởi các tế bào trong hệ miễn dịch hay bạch huyết.
Khối u ác tính (khoảng 3%) phát sinh từ các tế bào ở niêm mạc xoang có chứa sắc tố và rất ác tính. U nguyên bào thần kinh khứu giác phát triển từ các dây thần kinh, nơi thần kinh đi vào khoang mũi và cung cấp cảm giác về mùi.
Nhiễm virut HPV có thể gây ra u nhú, giống như mụn cóc tăng trưởng trong mũi xoang, hầu hết là lành tính nhưng có khoảng 10% tiến triển thành ung thư.
Dấu hiệu của bệnh
Mặc dù đôi khi ung thư mũi xoang không có triệu chứng, nhưng các triệu chứng kéo dài sau đây có thể là dấu hiệu ung thư, bao gồm: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên; đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai; chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng; chảy máu cam thường xuyên và liên tục; nhìn đôi hoặc nhìn mờ; mất cảm giác về mùi hoặc hương vị; đau hoặc tê ở mặt hoặc răng; sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ; chảy nước mắt; khó mở miệng; tái phát nhiễm khuẩn tai; khó khăn trong việc nghe.
Khi thấy các dấu hiệu trên, người bệnh cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ tai mũi họng để xác định có phải ung thư mũi xoang hay không. Dưới sự hướng dẫn của nội soi, các bác sĩ có thể lấy một mảnh khối u (sinh thiết tế bào) để xác định bệnh. Nếu là ung thư, người bệnh cần được chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để xác định độ lan rộng cũng như ảnh hưởng của khối u.
Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam. |
Điều trị các khối u mũi và xoang
Nếu ung thư được tìm thấy trong khoang mũi xoang thì có thể được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Nếu khối u nhỏ thường có thể được lấy bỏ bằng cách sử dụng phẫu thuật nội soi. Nếu một khối u đã lan vào má, mắt, dây thần kinh hoặc các cấu trúc quan trọng khác thì cần phẫu thuật mở và tia xạ bổ sung sau mổ. Các bác sĩ phẫu thuật tại Khoa Ung bướu - Bệnh viện Tai mũi họng là các chuyên gia về điều trị phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở ung thư mũi xoang.
Như vậy ung thư mũi xoang ít gặp, các triệu trứng không rõ ràng dễ nhầm với các triệu chứng bệnh mũi xoang thông thường. Người dân cần tránh những yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh và đến cơ sở khám chữa bệnh tai mũi họng khi có triệu chứng nghi ngờ để được phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh