Đẩy lùi bệnh cúm
Dùng xương nấu canh, súp: Các chuyên gia cho biết lớp tủy trong xương gà được thêm vào súp và các món hầm có tác dụng ngừa cúm. Tủy chứa một loại chất béo có trong các cơ quan nội tạng có thể kích thích cơ thể sản xuất các tế bào bạch cầu, lực lượng phòng chống bệnh tật.
Rửa tay lên đến khuỷu tay: Dùng xà phòng rửa từ bàn tay tới khuỷu tay có thể giúp ngừa bệnh cúm. Điều này đặc biệt hữu hiệu trước khi bạn dùng bữa hoặc sờ bất kỳ phần nào trên mặt. Nhiều nghiên cứu cho thấy cánh tay mang nhiều vi khuẩn hơn cả vùng nách. Những nơi thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi là cánh tay, lòng bàn tay, ngón tay trỏ, phần sau của đầu gối và lòng bàn chân, các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado (Mỹ) cho biết.
Một ít rượu: Chỉ dùng 1 ly rượu vang đỏ mỗi ngày đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống quá nhiều rượu có thể làm giảm khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm của các tế bào bạch cầu.
Dự trữ gừng: Gừng có chứa chất kháng vi rút và giúp chống một số vi rút gây cảm lạnh và cúm, do đó bạn nên trữ trong tủ lạnh ở nhà.
Hít thở sâu: Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực hiện vài lần hít thở sâu mỗi ngày có thể giảm nguy cơ phát bệnh viêm phổi.
Giữ móng tay ngắn: Móng tay dài là nơi trú ẩn tuyệt vời cho vi khuẩn. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có móng tay dài thường có vi khuẩn gây bệnh ẩn náu dưới móng tay. Do đó, hãy nhớ luôn cắt móng tay.
Giữ ấm bàn chân: Nhiều chuyên gia cho biết giữ bàn chân ấm có thể giảm 67% nguy cơ bị cảm lạnh. Các nhà khoa học Anh tin rằng khi bàn chân bị lạnh, mạch máu nằm trong các xoang có xu hướng co lại, khiến tế bào bạch cầu khó vào bên trong các màng nhầy của xoang (nơi lưu trú của hầu hết các vi rút). Do đó, đừng để chân trần mà thay vào đó nên mang vớ (tất) trước khi đi ngủ. Điều này giúp làm giãn các mạch máu và tạo điều kiện cho các tế bào miễn dịch có thể đi đến bất cứ nơi nào.
Sử dụng khăn giấy: Sau khi rửa tay, bạn cần lau khô tay và công đoạn lau khô này cũng quan trọng không kém. Sử dụng và tái sử dụng một chiếc khăn vải không tốt vì nó dễ dàng trở thành ổ vi trùng. Trong khi đó, khăn giấy thì có thể vứt bỏ.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản