Để bé không bị bắt nạt ở trường
Tuy nhiên, sự nghiêm trọng của việc trêu chọc có thể khiến trẻ không muốn đến trường và làm xói mòn sự tự tin của chúng. Vì thế, bạn cần phải biết những dấu hiệu nhận biết để giúp con.
Những sự khác biệt về giới tính
Nhiều người cho rằng các bé trai hung hăng hơn các bé gái. Trên thực tế, các bé gái hung hăng không kém gì các bạn nam của chúng; sự khác biệt là chúng sử dụng những cách thức khác nhau để bộc lộ. Các bé trai nhìn chung nhắm mục tiêu và trêu chọc những đứa trẻ khác bằng cách bình luận về sự yếu kém hoặc đặt câu hổi về sự nam tính. Các bé gái thì có xu hướng “tinh tế” hơn với việc gọi tên và tạo ra những tin đồn lan rộng, không bao gồm những đứa trẻ cùng “phe phái” và tạo ra thú vui bởi vẻ bề ngoài của chúng.
Do có nhiều đứa trẻ và thanh thiếu niên thiếu chiến lược hiệu quả và các kỹ năng xã hội để giải quyết với sự bắt nạt này, chúng sẽ xuất hiện với sự đau khổ và buồn bã do bị trêu chọc. Điều này trở thành dấu hiệu cho những đứa trẻ khác tiếp tục bắt nạt bởi những đứa trẻ này đã tạo ra phản ứng trước những lời chọc ghẹo ở trường.
Thật không may, việc bắt nạt bạn bè đồng trang lứa tại trường để lại nhiều hậu quả như: nạn nhân sẽ bị tự kỷ, tổn thương lòng tự trọng, chúng sẽ cảm thấy cô đơn hơn, trở thành một kẻ phục tùng và hay bị bất an hơn những đứa trẻ khác.
Dấu hiệu giúp bạn nhận biết vai trò xã hội của con:
Con bạn là nạn nhân khi:
- Chúng nhường bạn bè để tránh những cuộc xung đột hơn là giữ vũng lập trường trước điều gì đó quan trọng.
- Con bạn thường làm điều bạn bè yêu cầu, cho dù là điều con bạn thích hoặc không thích.
- Đám bạn của con thống trị con của bạn, chúng đưa ra các quyết định và bảo con bạn điều phải làm.
Con bạn là “kẻ trêu chọc bạn bè”
- Con bạn là một đứa trẻ có khả năng lãnh đạo tốt nhưng sẽ không bao giờ làm theo những điều người khác nói, chẳng hạn như chúng luôn là người chỉ đạo trong các cuộc chơi và sai khiến các bạn phải làm gì.
- Con bạn dường như không thể hiểu cảm xúc của người khác và không bao giờ quan tâm đến việc người khác nghĩ gì.
- Con bạn thường xuyên tránh xa các tình huống mà ở đó chúng không có quyền hạn gì.
Chiến lược can thiệp:
- Chúng sẽ không nghe lời bạn khi bạn khuyên rằng con nên bỏ qua lời trêu chọc đó và kết quả có thể còn khiến chúng thấy tổn thương. Điều quan trọng là con bạn biết rằng bạn thực sự nghêm túc và bạn ở đó là để ủng hộ chúng.
- Bước đầu tiên là thảo luận là trao đổi với thầy cô giáo, người có thể không nhận thức được việc bắt nạt ở trường. Những chiến lược đa dạng và các giải pháp có thể giúp lũ trẻ cảm thấy tự tin hơn để không còn là nạn nhân khi phải đối mặt với các tình huống khó chịu.
Chiến lược cho bậc phụ huynh:
- Lắng nghe và chấp nhận cảm xúc của con kki chúng nói về việc bị ai đó đặt biệt danh xấu và làm chúng khó chịu.
- Cố gắng không đánh giá việc con bạn xử lý tình huống như thế nào, thay vào đó, tuyên dương con vì chúng đã cố gắng đương đầu với tình huống khó khăn đó.
- Giúp con rèn luyện cách che giấu cảm xúc khi chúng bị đặt biệt danh hay khi bị chọc ghẹo. Bạn có thể đặt ra một tình huống giả định để cho con có thêm cơ hội tập luyện hơn.
- Giúp con tìm lại sự tự tin.
- Dạy con cách nhìn thẳng vào người trêu chọc chúng và duy trì sự kết nối bằng ánh mắt. Điều này cho thấy chúng là những đứa trẻ có sức mạnh và tự tin.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản