Để giảm thiểu các vụ tai nạn lao động: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Qua thanh tra, kiểm tra tại 48 đơn vị, đoàn thanh tra đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện 228 kiến nghị, tập trung vào một số nội dung, như: Tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho người lao động; chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý kỹ thuật an toàn... Đoàn kiểm tra cũng đã tạm dừng hoạt động 2 vị trí sản xuất (khu vực khai thác đá của Xí nghiệp Sản xuất đá Phương Đông, việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Bài Thơ); tạm dừng hoạt động đối với 2 máy, thiết bị không bảo đảm điều kiện an toàn và 14 máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do không được kiểm định kỹ thuật an toàn. Đồng thời xử phạt vi phạm hành chính về an toàn lao động đối với 7 doanh nghiệp với tổng số tiền 79 triệu đồng.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Như vậy có thể thấy, ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước của một số cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và nhận thức của người lao động về công tác an toàn lao động chưa cao. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vẫn còn để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng trong thời gian vừa qua.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ làm công tác thanh tra về an toàn lao động cho biết: Để giảm thiểu các vụ tai nạn lao động trên địa bàn rất cần sự quan tâm chỉ đạo liên tục, sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự thực hiện nghiêm túc của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và ý thức chấp hành quy định an toàn, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động của người lao động. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, để phòng ngừa tai nạn lao động ngoài việc quan tâm cải thiện điều kiện làm việc để đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn; chú trọng chăm sóc sức khoẻ cho người lao động thì công tác tự kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất để xây dựng và thực hiện biện pháp phòng ngừa hiệu quả là hết sức cần thiết. Các doanh nghiệp cần tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác an toàn lao động; đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất.
Đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm định, đăng ký theo quy định; rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý kỹ thuật an toàn. Kiên quyết, kịp thời đình chỉ, dừng sản xuất khi phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức cho cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Ngoài việc các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về an toàn lao động thì công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp có thẩm quyền cũng cần được làm thường xuyên, liên tục. Qua đó sẽ kịp thời chấn chỉnh những sai phạm của cán bộ quản lý, của người lao động trong việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ mất an toàn lao động trong các doanh nghiệp.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.