Để hạn chế bội chi Quỹ BHYT
![]() |
Người dân làm thủ tục khám, chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. |
Toàn tỉnh hiện có 66 cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng Quỹ BHYT. Theo báo cáo của BHXH tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2018, chi khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 948 tỷ đồng, bằng 57,66% dự toán được giao cả năm 2018. Dự toán chi khám, chữa bệnh BHYT Chính phủ giao cho Quảng Ninh năm 2018 là 1.644 tỷ đồng. Với tốc độ gia tăng chi phí khám, chữa bệnh BHYT như hiện nay, BHXH tỉnh dự báo, năm 2018, khả năng Quảng Ninh sẽ vượt khoảng 300 tỷ đồng so với dự toán được giao.
Theo đánh giá, những tồn tại dẫn đến tình trạng bội chi Quỹ BHYT là do chi phí khám, chữa bệnh bình quân một lượt nội trú và ngoại trú của tỉnh cao hơn trung bình chung cả nước; ngày điều trị, chi phí tiền giường cao; chi các nhóm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cao; chi phí thuốc cao…
Trước thực trạng chung về công tác BHYT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác khám, chữa bệnh chi trả qua BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi của người bệnh cũng như kiềm chế có hiệu quả gia tăng chi phí y tế. Nhận thức rõ trách nhiệm của mình, ngành Y tế Quảng Ninh đã có những giải pháp cụ thể, quyết liệt trong việc quản lý, sử dụng quỹ BHYT nhằm đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế tình trạng bội chi, tiến tới cân đối được quỹ BHYT trong toàn tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Hải Yến, phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả, điều trị phục hồi tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh. |
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh là một trong số những bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh có người bệnh điều trị dài ngày. Bệnh nhân Nguyễn Thị Hải Yến, phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả, cho biết: “Cuối năm 2017, tôi đã bị ngã gẫy chân phải và tay trái. Sau khi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả, tôi đã xin chuyển tuyến điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh. Điều trị nhiều đợt từ tháng 2/2018 đến nay, hiện tại tay tôi đã hồi phục, chân phải đã có thể chống nạng để đi lại”.
Tương tự như bệnh nhân Nguyễn Thị Hải Yến, điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh chủ yếu là những bệnh nhân cần phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, tai nạn về giao thông, lao động sản xuất, sinh hoạt; các trẻ bị bại não, tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ; người bệnh mãn tính về xương khớp… Những bệnh nhân này cần rất nhiều thời gian mới có thể phục hồi, dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, nhiều đợt điều trị, có nhiều trường hợp phải điều trị vài ba năm. Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ CKI Nguyễn Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh, cho biết: Trong thời gian qua, đơn vị đã được nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị mới, hiện đại, đồng thời cử nhiều đợt y, bác sĩ đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Nhờ đó, chất lượng khám, điều trị bệnh được đánh giá ngày càng tốt hơn. Đây cũng là giải pháp để đơn vị rút ngắn thời gian điều trị nhằm hạn chế tình trạng bội chi quỹ BHYT. Bệnh viện đã giảm từ 24,5 ngày điều trị năm 2016 xuống còn 21,8 ngày năm 2018. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục giảm ngày điều trị theo lộ trình và chỉ đạo của Sở Y tế.
![]() |
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh điều trị cho người bệnh sau tai biến, liệt tứ chi, các bệnh mãn tính của người cao tuổi... |
Giảm ngày điều trị bình quân chung của các đơn vị, cơ sở khám, chữa bệnh là một trong những giải pháp được ngành Y tế tỉnh quyết liệt triển khai. Theo đó, các đơn vị, cơ sở y tế đã từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị, từ đó điều chỉnh giảm ngày điều trị nội trú bình quân. Phấn đấu giảm tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú trên địa bàn tỉnh, các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường đội ngũ thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm; bổ sung các điều kiện, trang thiết bị; nâng cao năng lực tổ chức khám, chẩn đoán, sàng lọc, phân loại bệnh ngay từ phòng khám; cân nhắc kỹ lưỡng việc chỉ định nhập viện điều trị nội trú, tăng cường hình thức điều trị ngoại trú.
Các cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng chi phí BHYT tiết kiệm, hiệu quả, kiên quyết giảm chi phí bình quân điều trị nội trú và ngoại trú, như: Thường xuyên tự kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hiện các quy trình, phác đồ điều trị; đẩy mạnh việc tổ chức rà soát, bình bệnh án, đơn thuốc; đảm bảo việc chỉ định thuốc, dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phải phù hợp với tình trạng, diễn biến, mức độ bệnh. Cùng với đó, ngành Y tế đã tập trung kiểm tra, chấn chỉnh công tác lập hồ sơ bệnh án, kê đơn, cấp thuốc BHYT; thực hiện nghiêm công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế theo quy định; đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế, đa dạng các nguồn thu; giảm tỷ lệ chuyển tuyến bất hợp lý; chỉ đạo các cơ sở y tế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện nghiêm túc việc gửi dữ liệu điện tử đến hệ thống thông tin giám định BHYT…
Thực hiện phẫu thuật phaco cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể tại Trung tâm Y tế TX Quảng Yên. |
Ngành Y tế cũng thường xuyên quán triệt đến những cơ sở khám, chữa bệnh về các giải pháp để hạn chế đến mức tối đa tình trạng lạm dụng và trục lợi quỹ BHYT. Đồng thời phối hợp với cơ quan BHXH các cấp tích cực tuyên truyền dưới nhiều hình thức để người dân hiểu về việc khám, chữa bệnh của mình, nhằm hạn chế tình trạng vượt tuyến hoặc có tâm lý đi khám ở nhiều cơ sở y tế để kiểm tra kết quả, gây lãng phí chi phí. Tuy nhiên, theo quan điểm của ngành Y tế, việc tiết kiệm trong khám, chữa bệnh không phải là cắt giảm quyền lợi của người bệnh mà là sử dụng đúng, đủ cho những bệnh nhân thực sự cần sử dụng các dịch vụ y tế, không lãng phí. Nếu các dịch vụ kỹ thuật thực sự cần thiết, phục vụ chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho người bệnh, trong phạm vi quyền lợi được hưởng thì các cơ sở y tế vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho người bệnh.
Với những giải pháp cụ thể, hy vọng tỉnh Quảng Ninh sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng bội chi quỹ BHYT, bảo đảm quyền lợi cho người bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.