Để kích thích Hormone tăng chiều cao cho trẻ, chuyên gia dinh dưỡng nói gì?
Canxi không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ như các phụ huynh thường nghĩ. Để chăm con cao lớn, điều quan trọng cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm, dinh dưỡng giúp tăng chiều cao ở giai đoạn vàng của trẻ.
Những điều không ngờ
Ngoài gen, chế độ luyện tập thể thao thì dinh dưỡng là một trong những yếu tố tích cực ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ luôn được các bậc cha mẹ chú trọng hàng đầu. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ xây dựng cho trẻ khối xương luôn chắc khỏe, dẻo dai. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cho rằng chỉ cần bổ sung dinh dưỡng nhiều canxi sẽ là nhân tố quyết định để con phát triển chiều cao? Theo ThS.BS. Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, canxi không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ như mọi người thường nghĩ. Mà điều quan trọng là phải biết sử dụng những loại thực phẩm, dinh dưỡng kích thích Hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ.
Trẻ có thể bị lùn do thừa canxi
Bổ sung canxi cho bé ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết và rất nhiều phụ huynh đã ý thức được điều đó. Nhưng bổ sung bằng cách nào, liều lượng bao nhiêu để bé hấp thu tốt thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, nhiều người đã cho bé uống sữa hàm lượng canxi cao ngay từ khi mới sinh, uống bổ sung canxi với quan niệm dùng càng nhiều càng tốt mà không nhận thức được tác hại của việc thừa chất này đối với trẻ nhỏ. Tuy canxi có tác dụng thúc đẩy phát triển chiều cao, nhưng khi cơ thể thừa canxi thì sẽ gặp nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi thận, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie, phospho... khiến bé bị suy dinh dưỡng.
Điều đáng ngại hơn, trẻ có thể bị lùn do thừa canxi. Điều này được lý giải là do hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương sớm, dẫn đến hạn chế sự phát triển xương, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển chiều cao, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao vì cốt hóa xương sớm.
Một số dấu hiệu giúp mẹ dễ nhận biết bé thừa canxi đó là: bé có thể bị táo bón, mệt mỏi, buồn nôn hay biếng ăn; Còn nếu nặng hơn, bé có thể có các dấu hiệu như đau xương, đau cơ, đi tiểu nhiều; Khi làm xét nghiệm, lượng canxi huyết của bé rất cao.
Kích thích Hormone tăng trưởng chiều cao từ thực phẩm hằng ngày
BS. Lê Thị Hải cho biết, để trẻ vươn tới chiều cao lý tưởng, phụ huynh cần phải biết sử dụng những loại thực phẩm kích thích Hormone tăng trưởng chiều cao ở giai đoạn vàng của trẻ (từ 2 tới 17 tuổi). Đây là cách kích thích là cách tự nhiên và an toàn nhất.
Theo BS. Hải, tại sàn não người có một tuyến nội tiết gọi là tuyến Yên. Tuyến Yên như một phần lồi lên bên dưới của đại não, kích thước tuy rất nhỏ (chỉ nặng 0,5gam) nhưng cũng rất đặc biệt với nhiều chức năng quan trọng. Đó là nơi sản sinh ra Hormon tăng trưởng gọi tắt là GH (growth hormon). Dưới tác động của Hormon tăng trưởng GH, gan sẽ được kích thích và tổng hợp nên IGF-1. IGF-1 có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hóa sụn thành xương bởi sự tích lũy Canxi và thúc đẩy sự phân chia tế bào, gia tăng số lượng tế bào ở các mô khác nhau của cơ thể. Khi cơ thể không đủ IGF-1 sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm phát triển.
Theo BS. Hải, muốn kích thích Hormone tăng trưởng chiều cao ở trẻ, cha mẹ cần bổ sung nguồn thực phẩm đầy đủ các chất sau:
Protein (chất đạm): Rất quan trọng đối với trẻ đang tăng trưởng. Là thành phần men tiêu hóa, nội tiết, kháng thể... Trẻ không đủ protein sẽ ngừng tăng trưởng, sụt cân, hệ tiêu hóa kém, dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến tăng chiều cao.
Eleuthero (hay còn gọi là Sâm Siberian) giúp kích thích sự tiết ra các hóc-môn tăng trưởng từ tuyến yên một cách tối đa, vừa giúp phát triển xương tối ưu về chiều dọc, vừa tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, cung cấp năng lượng giúp trẻ cao lớn và phòng tránh được bệnh tật
Lysin: Là axit amin thiết yếu. Dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến, nấu nướng. Trẻ thiếu lysin dẫn tới không tổng hợp được protein gây gầy, teo cơ, nhão cơ, biếng ăn. Thức ăn nhiều lysin: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành. Đặc biệt, nên bổ sung cao đậu nành lên men, vì ngoài bổ sung Lysin, còn chứa thêm Bacillus subtilis là chủng vi khuẩn probiotics thế hệ mới, giúp sinh ra nhiều enzyme, đặc biệt là các men tiêu hóa amylase và protease, góp phần quan trọng tạo ra và duy trì hệ sinh vật có lợi cho đường ruột, cung cấp thêm chất dinh dưỡng và kích thích hệ miễn dịch.
Canxi: Giúp xương phát triển vững chắc và tăng chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình trẻ 6 tháng-18 tuổi cần khoảng 400-700 mg/ngày. Thức ăn có nhiều canxi: sữa, cua, ốc, tôm, tép, cá kho nhừ ăn cả xương, đậu phụ, các loại rau.
Vitamin A : đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Ngoài ảnh hưởng đến mắt, da, tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, khả năng chống oxy hóa, chống ung thư , thiếu vitamin A cũng gây chậm tăng trưởng xương. Thức ăn nhiều vitamin A: trứng, cá, gan, thịt, rau lá xanh đậm, củ quả màu vàng cam (bí đỏ, cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín...).
Sắt :Là nguyên liệu để tạo máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu gây tăng trưởng chậm. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu, rau dền.
Kẽm :Rất cần thiết cho nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu kẽm: 0,5 mg/kg cân nặng, tối đa 15 mg mỗi ngày.
Iốt :Là nguyên liệu tạo nên nội tiết tố tuyến giáp, tác động lên nhiều bộ phận cơ quan trong cơ thể để thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu iốt tăng dần theo tuổi: từ 50-150 mcg/ngày. Thức ăn nhiều iốt: muối iốt, phô mai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.
Trong giai đoạn cơ thể đang lớn, muốn phát triển chiều cao tốt, không nên ăn uống kiêng khem, chế độ ăn cần phong phú, ăn đa dạng để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bởi lẽ, chiều cao chịu ảnh hưởng mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng với 31%, trong khi yếu tố di truyền cũng chỉ tác động đến 30% và vận động thể lực là 20%. Việc cung ứng đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đọan phát triển của trẻ là hết sức cần thiết để trẻ có một chiều cao lý tưởng.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu