Đi bộ sau bữa ăn giúp ích gì cho người bệnh tiểu đường?
Đi bộ nhanh từ 2 - 5 phút sẽ cải thiện lượng đường trong máu
Theo báo cáo được công bố trên tạp chí Sports Medicine, việc đi bộ một quãng ngắn sau khi ăn có tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Cụ thể, đi bộ ngắn từ 2 đến 5 phút có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, đồng thời cải thiện đáng kể lượng đường trong máu.
Michael LeMay, bác sĩ chuyên khoa nội tiết tại Hartford HealthCare Medical Group, khuyên chúng ta nên đi bộ khoảng 5 phút sau khi ăn. Bên cạnh đó, đạp xe, tập nâng tạ nhẹ, bơi lội hoặc thậm chí yoga cũng rất hiệu quả.
Tập thể dục cường độ nhẹ sẽ ngăn ngừa mức đường huyết tăng đột biến
Mức đường huyết của bạn sẽ tăng đột biến sau bữa ăn. Khi đó, insulin sẽ được giải phóng bởi các tế bào trong tuyến tụy khiến cơ thể sử dụng glucose từ máu và làm giảm lượng đường trong máu.
Theo các tác giả, glucose của bạn đạt điểm cao nhất trong khoảng 1 - 1 giờ 30 phút sau bữa ăn. Tập thể dục nhẹ sau ăn có thể ngăn ngừa sự gia tăng glucose.
Đi bộ và cử động tay sau ăn rất có lợi cho người tiểu đường, đặc biệt là người lớn tuổi (Ảnh đồ họa: Hàn Lâm)
Giúp bạn tránh các biến chứng về sức khỏe
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm. Trên thực tế, 37 triệu người mắc bệnh tiểu đường ở Hoa Kỳ và 96 triệu người trong tình trạng tiền tiểu đường (số liệu năm tính đến năm 2019 thông qua Hartford HealthCare). Đồng thời, những người tiểu đường hay tiền tiểu đường đều có nguy cơ dẫn đến các biến chứng khác về sức khỏe.
Vì vậy, điều cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường là tránh sự dao động mạnh lượng đường trong máu. Tập thể dục sau ăn là giải pháp tuyệt vời để ngăn ngừa biến chứng từ tiểu đường sau này.
Đi bộ sau bữa ăn sẽ hỗ trợ giảm cân
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc đi bộ sau bữa ăn sẽ giúp giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Đây được xem là mẹo vặt giảm cân lý tưởng cho những người muốn giữ vóc dáng thon gọn.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng là giải pháp chiến lược đang được ngành y tế tỉnh Quảng Ninh hướng đến.
Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 – Nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 1991 và đã trở thành một ngày chính thức của Liên hợp quốc vào năm 2006. Đây là dịp để nhắc nhở và nâng cao nhận thức của cộng đồng toàn cầu về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tạo ra một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh – không chỉ về mặt y tế mà còn về tinh thần và xã hội.
Người trẻ tuổi ngày càng dễ mắc đái tháo đường type 2
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc điểm tăng đường huyết mạn tính, do cơ thể không sản xuất đủ insulin, sử dụng insulin không hiệu quả, hoặc cả hai. Hậu quả lâu dài của bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.
Ba thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học xác định ba yếu tố ăn uống tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gồm: ăn ít ngũ cốc, ăn nhiều gạo và thịt chế biến sẵn.
Những thói quen ăn sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu
Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu của bạn.
Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).
Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.
Vì sao người gầy vẫn mắc bệnh tiểu đường?
Người có cân nặng bình thường, thậm chí gầy cũng có thể mắc bệnh tiểu đường do yếu tố di truyền, thiếu vận động, ăn uống thiếu lành mạnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh