Di căn ung thư xảy ra như thế nào?
Trong nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Communications, các tác giả đã nghiên cứu những sự kiện thúc đẩy di căn và phát hiện ra rằng đó có thể là do một quá trình truyền tín hiệu sinh hóa hoàn toàn mới.
"Chúng tôi thấy rằng không phải kích thước của khối u nguyên phát khiến các tế bào ung thư di căn, mà là mức độ liên kết chặt chẽ giữa các tế bào này khi chúng tách ra khỏi khối u", Hasini Jayatilaka, một tác giả của nghiên cứu cho biết. “Về cơ bản, chúng tôi thấy rằng mật độ tế bào là rất quan trọng trong việc khởi động quá trình di căn".
Theo một tác giả khác của nghiên cứu là David Wirtz: "Các công ty dược phẩm xem di căn là sản phẩm phụ của sự phát triển khối u. Nghiên cứu của chúng tôi xem xét kỹ hơn các bước thực sự khởi đầu quá trình di căn. Bằng cách đó, chúng ta có thể phát triển một phương pháp điều trị đặc biệt nhằm trực tiếp di căn, chứ không phải vào sự phát triển của khối u nguyên phát".
Các tế bào ung thư tấn công các bộ phận khác của cơ thể thông qua một loạt các bước. Sau khi phát triển hoặc xâm nhập vào tổ chức lân cận, chúng di chuyển qua các hạch bạch huyết hoặc dòng máu tới những nơi khác của cơ thể. Khi di chuyển vào mô xung quanh, tế bào phát triển cho đến khi khối u nhỏ được hình thành. Điều này tạo thành các mạch máu mới, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho các tế bào để chúng tiếp tục phát triển.
Một phối hợp thuốc có thể giúp làm chậm di căn. Các tác giả cảnh báo việc điều trị mới chỉ được tiến hành trên động vật thí nghiệm, song họ tin rằng phát hiện này có thể đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu ung thư.
Hai thuốc được dùng cho các tế bào là Tocilizumab (một thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp từ vừa đến nặng và hiện đang được thử nghiệm để điều trị ung thư buồng trứng) và Reparixin (chưa được phê chuẩn và hiện đang được đánh giá trên các tế bào ung thư vú).
Jayatilaka cho biết: "Trong thí nghiệm kéo dài 8 tuần, khi phối hợp 2 thuốc này, sự phát triển của khối u nguyên phát không ngừng lại, nhưng sự di căn của tế bào ung thư đã giảm đáng kể. Chúng tôi đã phát hiện ra một chu trình tín hiệu mới mà khi bị chặn, có thể hạn chế khả năng di căn của ung thư."
Ung thư thường lan tới các bộ phận khác của cơ thể, chiếm khoảng 90% số ca tử vong do ung thư. Mặc dù vậy, các thuốc hiện có thường nhắm vào vị trí ban đầu chứ không phải là ức chế di căn.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh