Dịch COVID-19 đến 7h sáng 14/7: Thế giới có gần 575.000 ca tử vong
Một phụ nữ mang thai đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Buenos Aires, Argentina,ngày 25/3/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tính đến 7 giờ ngày 14/7 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 13.226.057 bệnh nhân COVID-19, trong đó có hơn 574.927 ca tử vong. Hơn 7,6 triệu bệnh nhân COVID-19 trên thế giới đã phục hồi và còn khoảng hơn 4,9 triệu người vẫn đang được điều trị.
Argentina: Số ca mắc COVID-19 vượt 100.000 người
Ngày 13/7, Bộ Y tế Argentina cho biết nước này đã ghi nhận thêm 2.657 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh lên 100.166 người, trong đó có 1.859 trường hợp tử vong.
Theo báo cáo chính thức, khoảng hơn 91% các ca mắc COVID-19 tại Argentina được ghi nhận ở thủ đô Buenos Aires và các vùng đô thị lân cận. Chính vì vậy, đây cũng là những khu vực mà chính phủ Argentina tiếp tục siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Mặc dù vậy, Giám đốc Sở Y tế Buenos Aires, Carla Vizzotti khẳng định các số liệu thống kê cho thấy trong hai tuần trở lại đây, số ca mắc COVID-19 mới ở thủ đô và các vùng lân cận bắt đầu có dấu hiệu giảm và đây sẽ là cơ sở để cơ quan chức năng đánh giá các bước đi tiếp theo sau khi kết thúc đợt cách ly bắt buộc lần này vào ngày 17/7 tới.
Hiện vẫn còn 54.134 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị ở các mức độ khác nhau, trong đó có 735 trường hợp đang nằm tại các khoa điều trị tích cực ở các bệnh viện.
Đức, Italy kêu gọi EU đoàn kết
Thủ tướng Đức Angela Merkel tối 13/7 đã tiếp đón người đồng cấp Italy Giuseppe Conte tại lâu đài Meseberg ở thủ đô Berlin.
Phát biểu tại buổi họp báo chung sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Merkel cho biết Chính phủ Đức và Italy đang hối thúc một phản ứng nhanh chóng và thuyết phục của Liên minh châu Âu (EU) đối với cuộc khủng hoảng COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi đi xe buýt tại Berlin, Đức, ngày 7/7/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)
Về phần mình, Thủ tướng Conte nhấn mạnh một phản ứng mạnh mẽ và thống nhất từ châu Âu là rất quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Liên quan đến quỹ phục hồi châu Âu, ông Conte cho rằng các chương trình nên có “quy tắc rõ ràng” và cần được theo dõi và đánh giá liên tục.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Italy cũng hối thúc châu Âu triển khai hành động và phản ứng nhanh chóng bởi theo ông, phản ứng chậm trễ trong cuộc khủng hoảng sẽ phá hủy thị trường nội khối trong thời gian ngắn.
Mỹ: Bang California ngừng kế hoạch mở cửa trở lại
Thống đốc bang California (Mỹ), ông Gavin Newsom ngày 13/7 đã công bố kế hoạch ngừng mở cửa trở lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 khi số ca bệnh mới ở bang này đang gia tăng mạnh.
Thông báo của Thống đốc Newsom cho biết bang California sẽ đóng cửa mọi hoạt động trong nhà tại các nhà hàng, nhà máy sản xuất rượu vang, rạp chiếu phim, sở thú và phòng chơi game. Trong khi đó, các quán bar buộc phải đóng cửa tất cả mọi hoạt động.
Thông báo cho biết các doanh nghiệp ở ít nhất 30 hạt bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ bị buộc phải ngừng các hoạt động trong nhà tại các trung tâm thể dục, địa điểm cầu nguyện, các văn phòng không cần thiết, tiệm cắt tóc và các trung tâm thương mại. Quyết định trên sẽ ảnh hưởng tới khoảng 80% dân số sinh sống tại những địa phương này.
Ngoại trưởng Bolivia mắc COVID-19
Ngày 13/7, Ngoại trưởng của chính phủ lâm thời Bolivia, bà Karen Longaric Rodriguez đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo thông báo được công bố trên mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Longaric cho hay bà không có các triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và vẫn đang trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Theo quan chức của chính phủ lâm thời Bolivia, bà sẽ tự cách ly tại nhà và tiếp nhận các biện pháp chữa trị thích hợp.
Theo số liệu cập nhật của Bộ Y tế Bolivia, tính tới thời điểm hiện tại, quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận tổng cộng 48.187 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.807 người tử vong.
WHO: Các nước đang đi sai hướng
Ngày 13/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng có quá nhiều nước đang hành động tùy tiện trong đối phó với đại dịch COVID-19, đồng nghĩa với việc có thể sẽ không sớm quay trở lại trạng thái bình thường.
Nhân viên y tế lấy mẫu dich xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Melbourne, Australia, ngày 1/7/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sau khi ghi nhận 230.000 ca mắc COVID-19 mới chỉ trong một ngày được báo cáo hôm 12/7, WHO cho biết đại dịch sẽ chỉ diễn biến tồi tệ hơn trừ phi người dân tuân thủ các quy tắc cơ bản như giãn cách xã hội, rửa tay, đeo khẩu trang và ở nhà nếu bị ốm.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng một số nước đang nới lỏng lệnh phong tỏa hiện đang phải chứng kiến sự bùng phát trở lại của virus SARS-CoV-2 vì họ không tuân thủ các phương pháp đã được kiểm chứng nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm./.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua
Chính phủ Thái Lan cho biết kể từ tháng 1 đến nay, ít nhất 15 người đã tử vong do mắc sốt xuất huyết và tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 19.000 ca.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025