Dịch Ebola tại CHDC Congo có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, nếu nguy cơ trên trở thành hiện thực, đây sẽ là lần đầu tiên dịch Ebola tồn tại dai dẳng kể từ khi căn bệnh do virus chết người này được xác định vào năm 1976.
Trong tất cả các đợt bùng phát trước đó, dịch Ebola hầu hết xảy ra ở các vùng sâu, vùng xa và được kiểm soát kịp thời.
Là đợt dịch thứ 10, bùng phát vào tháng 8 vừa qua, đợt dịch Ebola hiện nay tại Cộng hòa dân chủ Congo đã ghi nhận khoảng 755 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 186 ca tử vong.
Giám đốc CDC Redfield cho rằng đây là một thách thức mới, buộc nhà chức trách phải cân nhắc liệu có thể ngăn chặn, kiểm soát và chấm dứt đợt dịch Ebola hiện nay, hay với tình hình an ninh hiện tại phải tính đến tình huống chưa bao giờ thực sự phải đối mặt - dịch Ebola sẽ tồn tại dai dẳng ở Bắc Kivu.
Trong trường hợp đó, nhân viên y tế phải tiến hành tiêm chủng vắcxin trên diện rộng, thay vì chiến lược hiện nay là chỉ tiêm vắcxin cho những người có nguy cơ phơi nhiễm cao do đã tiếp xúc với người bệnh.
Chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dịch dựa trên theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân, vốn từ lâu được áp dụng như chuẩn mực, sẽ không thực sự hiệu quả.
Giám đốc Trung tâm Đảm bảo sức khỏe Johns Hopkins, ông Tom Inglesby, đánh giá nếu dịch Ebola tồn tại dai dẳng ở Bắc Kivu, nghĩa là giới chức y tế mất khả năng theo dõi các mối liên hệ, kiểm soát các chuỗi lây nhiễm và ngăn chặn sự bùng phát. Theo kịch bản đó, loại virus chết người này sẽ lây lan mạnh mẽ và không thể dự đoán được, tác động lớn tới du lịch và thương mại.
Phó Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) Stephen Morrison cho rằng cần có quyết tâm chính trị ở cấp cao để cải thiện an ninh, đào tạo và triển khai nhân viên y tế cộng đồng, cũng như giành được lòng tin của người dân. Đây là tình huống phức tạp, nghiêm trọng và phải chuẩn bị để đối phó trong thời gian dài.
Khoảng 60-80% số ca nhiễm mới tại Bắc Kivu được xác định không có liên hệ dịch tễ học với các trường hợp nhiễm bệnh, gây khó khăn đối với nhân viên y tế trong theo dõi và kiểm soát lây lan.
Giữa tháng 10 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ “quan ngại sâu sắc” bởi diễn biến của dịch Ebola ở Cộng hòa dân chủ Congo, nhưng tình trạng dịch bệnh vẫn chưa được công bố là trường hợp khẩn cấp toàn cầu.
Các quan chức của CDC, CSIS và WHO lo ngại dịch Ebola có thể lây sang cảng thương mại lớn và khu vực đô thị Butembo thuộc tỉnh Bắc Kivu, đe dọa khoảng 6 triệu dân của tỉnh này.
Tình hình càng khó khăn hơn khi vùng đang có dịch Ebola thuộc Bắc Kivu cũng là khu vực chiến sự, với hàng chục nhóm vũ trang hoạt động và các vụ bạo lực liên tục leo thang trong những tuần gần đây, gây khó khăn rất lớn cho kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, cộng đồng dân cư có tâm lý phản kháng, nhiều bệnh nhân từ chối điều trị tại trung tâm y tế, một số nhân viên y tế cũng đang bị nhiễm bệnh Ebola.
Cùng ngày 7/11, Bộ Y tế Uganda phối hợp với WHO bắt đầu triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh Ebola cho nhân viên y tế và nhân viên tình nguyện tại năm quận, huyện biên giới giáp tỉnh Bắc Kivu của Cộng hòa dân chủ Congo có nguy cơ cao và sẽ tiếp tục được triển khai ở 17 quận, huyện lân cận. Uganda là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm chủng phòng dịch Ebola khi chưa có ca nhiễm bệnh nào được ghi nhận./.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua
Chính phủ Thái Lan cho biết kể từ tháng 1 đến nay, ít nhất 15 người đã tử vong do mắc sốt xuất huyết và tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 19.000 ca.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản