Dịch sởi có nguy cơ lan rộng tại nhiều nước trên thế giới
Ngoài ra, hiện còn 2 em nhỏ khác cũng đang được điều trị các biến chứng phổi tương tự, tuy nhiên mức độ bệnh không đe dọa tính mạng.
Trước đó, Bộ Y tế Macedonia ngày 2/1 đã ban bố cảnh báo bùng phát dịch sởi ở thủ đô Skopje. Giới chức y tế nước này nhấn mạnh việc tiêm phòng vaccine cần phải được tiếp tục triển khai sâu rộng, nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho người dân sau khi công tác phòng ngừa dịch bệnh bằng tiêm phòng đã bị lơ là đáng kể kể từ năm 2014.
Cũng trong ngày 8/2, giới chức y tế Pháp cho biết số ca mắc bệnh sởi đã tăng lên ở khu nghỉ dưỡng và trượt tuyết Val-Thorens, một trong những đỉnh núi cao nhất của dãy Alps, đồng thời là một địa điểm du lịch nổi tiếng của nước Pháp.
Theo giới chức địa phương, tại đây đã ghi nhận thêm 18 trường hợp mắc bệnh sởi mới, trong đó đa số bệnh nhân là thanh niên đang làm việc tại khu nghỉ dưỡng, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại đây lên 30 trường hợp kể từ ngày 4/2 vừa qua.
Các trường hợp mắc bệnh sởi đã tăng nhanh ở Pháp và ở nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới trong những năm gần đây. Tại khu vực Auvergne-Rhone-Alpes của Pháp, nếu như số trường hợp mắc bệnh sởi trong năm 2016 chỉ là 8 người, thì năm 2017 con số này đã là 45 người và năm 2018 là 84 trường hợp.
Tình trạng này được xem là một hệ quả của việc ngày càng có ít trẻ em được tiêm phòng dịch bệnh. Trong báo cáo công bố ngày 7/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết "Lục địa Già" đã ghi nhận số ca mắc bệnh sởi kỷ lục trong năm 2018.
Theo WHO, trong năm qua, khoảng 82.600 người tại 47 quốc gia châu Âu được thống kê (dân số gần 900 triệu người) đã mắc bệnh sởi - mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. 72 trường hợp đã tử vong.
Các chuyên gia cho rằng để phòng ngừa dịch bệnh, cần đảm bảo việc tiêm phòng được thực hiện đối với 95% cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, trong số 47 nước được thống kê, vẫn còn tới 34 quốc gia có mức bao phủ vaccine sởi dưới 95% và đây là nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan.
Tại Mỹ, các nhà lập pháp đang cân nhắc khả năng ban hành luật để việc tiêm phòng các bệnh sởi, quai bị, rubella đối với trẻ em là một việc làm bắt buộc, thay vì hiện nay các bậc phụ huynh có quyền lựa chọn tiêm phòng cho con. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh dịch sởi đang hoành hành ở Mỹ, với ít nhất 52 ca nhiễm bệnh ở bang Washington và 4 ca ở bang Oregon.
Trong khi đó, ở khu vực châu Á, Quỹ từ thiện toàn cầu Save the Children ngày 7/2 cho biết đã ghi nhận khoảng 200 ca nhiễm bệnh sởi ở khu vực giàu dầu mỏ đang tranh chấp Abyei - nằm giữa biên giới giữa Sudan và Nam Sudan, kể từ khi dịch bệnh bùng phát hôm 25/1 vừa qua. Quỹ trên đã tiến hành tiêm vaccine phòng sởi cho 13.500 trẻ dưới 5 tuổi và dự kiến sẽ tiếp tục triển khai đối với trẻ trong độ tuổi 5-15.
Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao. Bệnh dễ lây nhiễm qua tiếp xúc nước mũi, nước bọt người bệnh. Bệnh sởi có thể gây mất thính lực, rối loạn chức năng não ở trẻ em và thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh./.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua
Chính phủ Thái Lan cho biết kể từ tháng 1 đến nay, ít nhất 15 người đã tử vong do mắc sốt xuất huyết và tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 19.000 ca.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)