Dịch sốt xuất huyết tăng nhanh: Lúng túng vì nhầm tưởng cúm!
Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA
Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết tại Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia phải nằm hai người/giường - Ảnh: cù zap |
Chị Nguyễn Thị Minh Huyền (Q.Đống Đa, Hà Nội) vừa trải qua 10 ngày mệt đứt hơi ở bệnh viện. Từ giữa tháng 8, con trai lớn 13 tuổi của chị sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt cũng không giảm, thỉnh thoảng có dấu hiệu co giật. Gọi 115 cấp cứu, truyền dịch tại nhà, cháu có đỡ đôi chút rồi lại sốt cao không rõ nguyên nhân. “Vào bệnh viện các bác sĩ làm xét nghiệm mới xác định được cháu mắc sốt xuất huyết. Ở bệnh viện năm ngày vừa về thì em cháu 8 tuổi lại sốt. Đưa tới phòng khám, bác sĩ nói cháu bị viêm amiđan. Lại tiếp tục vào bệnh viện mới phát hiện cháu bị sốt xuất huyết” - chị Huyền than thở.
Tăng bất thường
Phân biệt sốt do cúm và do sốt xuất huyết TS.BS Trần Tịnh Hiền - phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - cho biết việc phân biệt sốt do nhiễm cúm A/H1N1 với sốt do sốt xuất huyết không khó, dù cả hai bệnh đều là do nhiễm siêu vi (hai loại siêu vi khác nhau). Dựa trên một số triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng có thể thấy rõ sự khác biệt này. Cụ thể, bệnh nhân bị sốt do cúm luôn luôn (hơn 95%) có đi kèm với các triệu chứng ho, đau họng, sổ mũi, chảy nước mũi, nhức mình mẩy, nếu bệnh nặng có thêm triệu chứng đau ngực, khó thở. Nếu xét nghiệm máu thì bạch cầu không tăng, tiểu cầu không giảm, dung tích hồng cầu bình thường. Trong khi đó, sốt do sốt xuất huyết thì bệnh nhân chỉ có sốt cao (39-40OC) đơn thuần, không ho, chảy nước mũi..., uống thuốc hạ sốt không bớt. Sau khi sốt vài ngày, trên người xuất hiện lấm tấm các nốt xuất huyết dưới da. L.TH.H. |
Theo ông Nguyễn Huy Nga - cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế), Hà Nội là một trong những địa phương có số ca sốt xuất huyết trong tám tháng đầu năm 2009 cao bất thường nhất.
Theo ông Nga, tám tháng đầu năm Hà Nội có khoảng 2.600 người mắc sốt xuất huyết, tăng 9,8 lần so với cùng kỳ năm 2008. Số lượng tăng cao nhất từ đầu tháng 7 đến nay, với 200-400 người mắc bệnh/tuần, xuất hiện ở toàn bộ 28/28 quận huyện của Hà Nội. Ông Nga đánh giá giai đoạn 2003-2007 mỗi năm Hà Nội có 1.138 người mắc bệnh, tập trung từ tháng 9-11 hằng năm, nhưng năm nay dịch đến sớm hơn khoảng hai tháng.
Tại Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia, ông Nguyễn Hồng Hà - phó viện trưởng - thống kê từ đầu năm 2009 có trên 1.100 người mắc sốt xuất huyết vào viện này, chủ yếu là bệnh nhân Hà Nội.
Riêng trong chiều 29-8, có khoảng 150 bệnh nhân sốt xuất huyết nằm kín ba tầng của viện. “Chúng tôi phải dành mọi khoảng trống để kê giường, không chỉ giường nằm đôi mà cả nằm ba. Hiện ở đây không còn chế độ ra viện thường quy mà bệnh nhân nào ổn định, bác sĩ xác định là ra viện an toàn sẽ được cho ra viện để dành giường cho bệnh nhân khác” - ông Nguyễn Công Nhật, trưởng khoa chống nhiễm khuẩn của viện, thông báo.
Chiều 29-8, Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu cho biết khoảng hai tuần nay bệnh nhân sốt xuất huyết tăng đột biến với trên 35 ca/tuần và đã có một trường hợp tử vong. Qua thống kê, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh Bạc Liêu có trên 500 ca sốt xuất huyết (tăng 12% so với cùng kỳ năm trước) làm một số bệnh viện quá tải vì bệnh nhi nhiễm sốt xuất huyết gia tăng.
Tại Sóc Trăng, bác sĩ Trương Hoài Phong - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh - cho biết từ đầu năm đến nay toàn tỉnh phát hiện trên 2.000 ca nhiễm sốt xuất huyết, trong đó có sáu ca tử vong đều là trẻ em. So với cùng kỳ năm trước, số ca nhiễm sốt xuất huyết tăng khoảng 20%, số ca tử vong do sốt xuất huyết tăng gấp ba lần.
Sẽ tử vong nếu không điều trị kịp thời
Theo ông Nguyễn Công Nhật, điểm đặc biệt của type sốt xuất huyết năm nay là tiểu cầu của người bệnh hạ nhanh, có người khi đến viện chỉ còn 4-5 tiểu cầu/ml máu, nếu không được truyền tiểu cầu ngay, họ sẽ tử vong.
Ông Nhật cho hay type virus năm nay đặc biệt, ít biểu hiện xuất huyết dưới da, cũng không rong kinh, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa nhiều nên dễ nhầm với cúm A/H1N1, cũng có biểu hiện là sốt. Vì thế nếu bệnh nhân sốt cao, đau người nên đưa ngay tới bệnh viện để được xét nghiệm máu, ngày đầu tiên biểu hiện chưa rõ, nhưng ngày thứ hai khi tiểu cầu hạ bác sĩ sẽ xác định được ngay. Trường hợp để bệnh nhân sốt xuất huyết ở nhà, uống các thuốc hạ sốt có khả năng gây chảy máu và rất nguy hiểm. Nếu chưa đến bệnh viện kịp, chỉ nên hạ sốt bằng chườm khăn lạnh.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng và môi trường, tám tháng đầu năm cả nước ghi nhận 47.302 trường hợp sốt xuất huyết, 40 người tử vong. So với cùng kỳ 2008, số ca tăng 10,9%, tử vong không tăng.
Phòng chống cúm A/H1N1: Nhiều nơi còn chủ quan * Quảng Nam: 13 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên Một số bệnh viện các tuyến chưa chuẩn bị tốt công tác phòng chống dịch cúm A/H1N1, chưa chủ động trang bị, tập huấn đầy đủ cho nhân viên y tế về công tác chẩn đoán, điều trị, cách ly và phòng lây nhiễm cúm. Nhiều nơi còn chủ quan, một số bệnh viện còn lúng túng trong việc chẩn đoán, điều trị cúm và chuyển bệnh nhân lòng vòng. Cán bộ y tế nhiều nơi còn nhận thức chưa đúng về cúm A/H1N1 và chưa cảnh giác trong việc phát hiện, chẩn đoán bệnh này. Bộ Y tế đã đánh giá như vậy tại hội nghị giao ban công tác khám chữa bệnh sáu tháng đầu năm 2009 ngày 29-8. Theo Bộ Y tế, giải pháp và các nhiệm vụ trọng tâm cuối năm nay đối với công tác phòng chống cúm A/H1N1 là tiếp tục mở các lớp tập huấn chuyên sâu về lâm sàng, hồi sức hô hấp, kiểm soát lây nhiễm cho các cán bộ y tế tuyến tỉnh, thành phố và bệnh viện huyện; chuẩn bị các phương án đối phó với tình hình dịch lan rộng và gia tăng nhanh trong thời gian tới... * Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tại Công ty Việt Giai Thành (An Dương Vương, Q.8, TP.HCM, có 500 công nhân) đã có 44 công nhân bị sốt từ ngày 28-8. Kết quả xét nghiệm ngày 29-8 phát hiện có sáu công nhân bị nhiễm cúm A/H1N1. Hiện nay, có 32 công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Q.7 và Bệnh viện Q.8. Số còn lại được cách ly, theo dõi tại nhà. * Ngày 29-8, Trường THPT Thái Phiên (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) được lệnh đóng cửa khi phát hiện nhiều trường hợp học sinh nhiễm cúm A/H1N1. Đây là những ca nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên của Quảng Nam. Theo hiệu trưởng Trường THPT Thái Phiên Lâm Thanh Xuân, trong tiết học đầu tiên của buổi sáng 27-8 đã phát hiện ở lớp 12/2 nhiều học sinh có biểu hiện sốt, nôn mửa, ngất xỉu. Lập tức 20 học sinh đã được đưa về Bệnh viện Đa khoa huyện Thăng Bình cấp cứu và lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm. Kết quả 17 mẫu xét nghiệm cho thấy có 13 trường hợp dương tính cúm A/H1N1, các học sinh này được áp dụng ngay phác đồ điều trị cúm A/H1N1 của Bộ Y tế. * Ngày 28-8, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết một dạng cúm A/H1N1 mới đang xuất hiện và có thể tấn công thẳng vào phổi gây tổn thương hệ hô hấp của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, dạng cúm A/H1N1 mới này có thể tấn công cả nhóm đối tượng là người trẻ tuổi và những người khỏe mạnh, gây diễn biến phức tạp và khiến việc điều trị tốn kém. |
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024