Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19: Cập nhật tình hình sáng 24/4
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo trang thống kê worldometers.info, đến 8h00 sáng 24/4, thế giới đã ghi nhận 3.098.837 người tử vong do COVID-19, trong tổng số 146.218.806 bệnh nhân.
Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, lần lượt là 32.735.124 ca nhiễm và 585.033 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm với hơn 16,6 triệu ca trong khi Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong, hiện là 386.623 ca trong tổng số hơn 14,2 triệu ca nhiễm.
Trong số 10 nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, 7 nước còn lại đều ở châu Âu, gồm Pháp, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Italy, Tây Ban Nha và Đức, tất cả đều đã ghi nhận hơn 3,2 triệu ca nhiễm, riêng Pháp là 5,4 triệu ca.
Xét theo khu vực, châu Âu có nhiều ca nhiễm nhất (43.656.471 ca) và cũng nhiều ca tử vong nhất (993.454 ca). Tiếp đến là Bắc Mỹ với 37.840.951 ca nhiễm và 853.440 ca tử vong. Châu Á đứng thứ ba về số ca nhiễm (hiện đã vượt ngưỡng 36 triệu ca) nhưng Nam Mỹ đứng thứ ba về số ca tử vong (hiện là 644.215 ca). Các số liệu ghi nhận tại châu Phi hiện là 4.525.278 ca nhiễm và 119.915 ca tử vong và của châu Đại Dương lần lượt là 61.971 ca và 1.184 ca.
Tại châu Âu, Pháp đã vượt Nga, trở thành nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khu vực, với 5.440.946 ca nhiễm và 102.496 ca tử vong.
Tuy nhiên, tin mừng là Thủ tướng Pháp Jean Castex nhận định làn sóng thứ 3 tại quốc gia này dường như đã qua thời kỳ đỉnh điểm, khi số ca mắc mới đang có chiều hướng giảm trong những ngày qua.
Tại nước láng giềng Bỉ, chính phủ đã quyết định tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế từ ngày 8/5 tới. Nhà hàng, quán cà phê sẽ được phép mở cửa đón khách trở lại từ 8h - 22h hằng ngày nhưng phải kê bàn ngoài trời cách nhau 1,5m và đảm bảo không quá 4 khách/bàn, trừ những gia đình đông thành viên.
Quy định cũng nêu rõ tổng số lượng khách ngồi tại các bàn ngoài trời không được vượt quá 50 người và tất cả các nhân viên phục vụ phải bắt buộc đeo khẩu trang. Riêng các quán bar vẫn chưa được hoạt động.
Tại châu Mỹ, những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất sau Mỹ và Brazil gồm Argentina (2,8 triệu ca nhiễm), Colombia (2,7 triệu ca nhiễm), Mexico (2,3 triệu ca) và Canada (1,1 triệu ca).
Tại châu Á, số ca nhiễm của hai quốc gia Đông Nam Á là Indonesia và Philippines đang khá cao, lần lượt là 1.632.248 ca và 979.740 ca. Trong khi đó, số ca tử vong ở Indonesia đứng thứ 3 toàn châu lục (với 44.346 ca), sau Ấn Độ và Iran. Malaysia hiện đứng thứ ba Đông Nam Á về mức độ ảnh hưởng của dịch. Hiện nước này đã ghi nhận 387.535 ca nhiễm và 1.415 ca tử vong.
Ngày 23/4, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) dẫn kết quả đánh giá vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca cho thấy với những người càng lớn tuổi, vaccine càng có hiệu quả phòng bệnh cao và lợi ích của việc tiêm vaccine này ở người trưởng thành vẫn lớn hơn so với rủi ro.
Tuyên bố nhấn mạnh việc xuất hiện huyết khối sau tiêm chỉ là phản ứng phụ rất hiếm gặp. Hiện vaccine của AstraZeneca đang được triển khai tiêm ở 157 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cũng liên quan đến vaccine, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ quan ngại về tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine khi tới nay vaccine vẫn chưa đến được với người dân các nước nghèo.
Theo ông, gần 900 triệu liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu, nhưng hơn 81% trong số đó là ở các quốc gia thu nhập cao hoặc trung bình, trong khi con số này ở các nước thu nhập thấp chỉ là 0,3%./.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua
Chính phủ Thái Lan cho biết kể từ tháng 1 đến nay, ít nhất 15 người đã tử vong do mắc sốt xuất huyết và tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 19.000 ca.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.