Điều trị di chứng và phục hồi chức năng do bỏng
Điều trị di chứng bỏng
Mức độ di chứng phụ thuộc vào độ sâu, vị trí của bỏng, phương pháp điều trị tổn thương bỏng... bao gồm các loại chính: sẹo phì đại, sẹo lồi và sẹo co kéo. Ngoài ra, còn có thể gặp các biến chứng như dính tổ chức, loét thiểu dưỡng, ung thư hóa trên nền sẹo...
![]() |
Sử dụng thuốc: như corticosteroid tiêm vào sẹo, các thuốc nhóm kháng histamin, penicillamin, methotrexat, colchicin, madecassol, hirudoid... bôi tại chỗ.
Biện pháp cơ học: băng ép tạo áp lực, băng ép kết hợp silicon gel, dụng cụ cố định tứ chi, cổ...
Vật lý liệu pháp: như áp lạnh cục bộ, chiếu tia X, siêu âm, điện xung: làm giảm đau trong sẹo, sử dụng laser CO2, các loại laser màu...
Phẫu thuật: Hiện nay, phẫu thuật đóng vai trò chủ yếu trong điều trị di chứng bỏng, nhất là điều trị sẹo co kéo. Cần chú ý, về thời gian, thường đợi cho sau 6 tháng kể từ khi vết bỏng thành sẹo mới mổ. Trước khi phẫu thuật, phải khẳng định sẹo đã ổn định chưa, sẹo đã ổn định mềm, trong khi đó sẹo chưa ổn định cứng, vẫn còn các tế bào viêm và myofibroblast sẽ gây nên co kéo thứ phát sau phẫu thuật. Cần có kế hoạch xử trí thích hợp và dự kiến lâu dài, chú ý mổ từng đợt, giải quyết từng bước, mổ kết hợp với vận động lý liệu pháp cho từng bệnh nhân.
Các phương pháp phẫu thuật gồm: chuyển vạt da (vạt chuyển, vạt xoay tại chỗ, vạt V – Y, tạo hình chữ U, vạt có cuống mạch nuôi hằng định, vạt da kiểu Ý, trụ filatop, vạt tự do có nối mạch vi phẫu...); Phẫu thuật ghép da, hiệu quả nhất là ghép da dày toàn lớp kiểu WK (Wolffe Krause), ngoài da còn ghép da xẻ đôi, ghép da mỏng; giãn tổ chức.
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, tái hòa nhập cộng đồng
Vật lý trị liệu ở các bệnh nhân bị bỏng là một công việc quan trọng và phải được thực hiện thường xuyên nhằm phục hồi chức năng các cơ quan, tăng cường sức đề kháng cơ thể giúp cho sự liền vết thương và tránh những biến chứng do nằm lâu của bệnh nhân bỏng như loét các điểm tì, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, loãng xương, co rút các khớp... Vật lý trị liệu mà chủ yếu là vận động liệu pháp (Kinesistherapy) có hay không có dụng cụ hỗ trợ nên được áp dụng cho bệnh nhân bị bỏng ngay trong giai đoạn bỏng mới khi bệnh nhân vừa thoát sốc, có thể chia làm 3 giai đoạn áp dụng vật lý trị liệu cho bệnh nhân:
Giai đoạn 1: Giai đoạn cấp, mục đích ngăn ngừa: sự giới hạn của khớp, sự co rút của gân, cơ, biến chứng đường hô hấp, phù nề.
Giai đoạn 2: Giai đoạn sau giai đoạn cấp, mục đích: phục hồi trương lực cơ, đưa trở lại trạng thái bình thường, giúp bệnh nhân hồi phục trong thời gian ngắn nhất nếu có thể.
Giai đoạn 3: Giai đoạn di chứng, mục đích: ngăn ngừa sẹo, điều trị di chứng khớp, di chứng thần kinh, đưa bệnh nhân hội nhập lại môi trường sống, gia đình và xã hội.
Các bác sĩ điều trị và chuyên gia trị liệu sẽ khám và hoạch định kế hoạch điều trị về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho bệnh nhân từ lúc nhập viện đến lúc ra viện. Sau khi ra viện, bệnh nhân vẫn phải theo một chương trình tập luyện để chống các di chứng của sẹo bỏng.
Ngoài ra, một vấn đề cần chú ý trong điều trị bỏng là tâm lý liệu pháp. Thời gian điều trị bỏng sâu diện rộng thường kéo dài, hàng ngày, người bệnh cần tiếp nhận nhiều thủ thuật gây đau đớn, chấn thương thêm, mất máu (thay băng, tiêm truyền, thay đổi tư thế, lấy máu xét nghiệm, phẫu thuật các loại...), do đó, đặc biệt cần chú ý đến tâm lý tiếp xúc, thái độ ân cần động viên, phục vụ tận tình và thông cảm sâu sắc với hoàn cảnh người bệnh. Sau khi khỏi ra viện, bệnh nhân vẫn thường có tâm lý tự ti về hình thể, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, khó khăn trong tái hòa nhập cộng đồng. Ở các nước phát triển, vấn đề tâm lý liệu pháp đã được chú ý đúng mức, bệnh nhân luôn được tư vấn, giúp đỡ kịp thời của hệ thống các chuyên gia tâm lý. Còn ở nước ta, chưa có hệ thống các chuyên gia tâm lý cho người bệnh nói chung và người bệnh bỏng nói riêng, chủ yếu dựa vào người nhà bệnh nhân, do đó, vấn đề tái hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân còn nhiều khó khăn.
Công tác điều trị bỏng, nhất là bỏng sâu diện rộng rất khó khăn, tốn kém, đòi hỏi phải điều trị toàn diện, tích cực, điều trị toàn thân kết hợp điều trị tại chỗ, chú trọng dự phòng và điều trị di chứng bỏng, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị phẫu thuật trong bỏng: Các kỹ thuật xử trí hoại tử bỏng: rạch hoại tử bỏng, cắt bỏ hoại tử bỏng (tiếp tuyến hoặc toàn lớp), khoan đục xương bị hoại tử, cắt cụt chi, tháo khớp, lấy sụn viêm... Các phẫu thuật ghép da và che phủ tổn khuyết bỏng: ghép da tự thân (mảnh lớn, mảnh nhỏ, mảnh da tem thư...), ghép da đồng loại, di loại, màng sinh học; chuyển vạt da... Phẫu thuật điều trị các biến chứng ngoại khoa ở bệnh nhân bỏng: thắt mạch máu, mổ dẫn lưu các ổ áp-xe, viêm mủ khớp, mở khí quản, khâu lỗ thủng tiêu hóa... Phẫu thuật điều trị các di chứng bỏng. |
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm