Dinh dưỡng giúp trẻ thông minh và cao lớn
Có 3 yếu
tố chính giúp trẻ tăng cường trí tuệ và chiều cao đó là chế độ dinh dưỡng đầy đủ
và khoa học, môi trường sống tốt và rèn luyện thân thể phù hợp với lứa tuổi. 3
yếu tố này cần được thực hiện đồng bộ từ khi trẻ ra đời, thời kỳ bú mẹ, tuổi
nhà trẻ mẫu giáo, tuổi học sinh, tuổi vị thành niên.
Trong 3
yếu tố đó thì dinh dưỡng chiếm vai trò quan trọng nhất, ảnh hưởng tích cực nhất
tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Ở những giai đoạn trọng điểm của phát triển
chiều cao, đó là thời kỳ bào thai, năm đầu tiên của cuộc đời và thời kỳ tiền dậy
thì, bữa ăn của trẻ phải có đầy đủ chất đạm, đặc biệt là các chất đạm động vật
với đầy đủ các axit amin cần thiết; chất béo giúp cho sự phát triển các xương
dài, tăng cường hấp thu các vitamin tan trong dầu giúp hệ xương phát triển tốt;
canxi giúp trẻ cao lớn và có hệ xương vững chắc; các vi chất dinh dưỡng như
vitamin A, D, chất kẽm, sắt, iốt... giúp phát triển chiều cao và giảm tình trạng
suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.
Trước
khi có thai và trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần ăn uống đủ dưỡng
chất cần thiết như chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và khoáng chất.
Chế dinh dưỡng tốt khi mang thai không chỉ giúp mẹ khỏe hơn mà còn là tác động
quyết định đến sự phát triển dài hạn ở tương lai về sức khỏe cũng như trí tuệ của
trẻ.
Khi
trẻ ra đời, để
giúp trẻ phát huy tối ưu tiềm năng trí tuệ, nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất là 6
tháng, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chuẩn, tối ưu cho trẻ. Sữa mẹ còn giúp bé
tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật mà không có một loại sữa nào có thể
thay thế được.
Khi
trẻ đến tuổi ăn dặm, đặc
biệt là ở độ tuổi từ 1 - 3 tuổi, chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đặc biệt lưu ý,
bởi đây là lứa tuổi phát triển rất nhanh cả về thể lực và trí tuệ: Não trẻ phát
triển mạnh nhất trong 3 năm đầu đời; chiều cao của trẻ lúc 2 tuổi đúng bằng 1/2
lúc trưởng thành. Vì vậy, việc nuôi dưỡng tốt ở tuổi 1-3 sẽ tạo đà cho sự phát
triển ở giai đoạn tiếp theo. Trong độ tuổi này, trẻ cần khoảng 100-110 kcal/kg
cân nặng mỗi ngày, được cung cấp qua các bữa ăn như bột, cháo, cơm nát, mỳ... nấu
với các loại thức ăn cung cấp chất đạm như: thịt, trứng, cá, tôm, cua, đậu, đỗ,
lạc vừng. Dầu mỡ trong bữa ăn cũng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng.
Ngoài chất
đạm, đường, béo, bữa ăn của trẻ phải có đầy đủ các vitamin và khoáng chất như
vitamin A (400mcg/ngày - cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng sức
đề kháng của cơ thể, bảo vệ mắt), vitamin D (400 UI/ngày - giúp cơ thể hấp thu
canxi, phospho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc), vitamin C
(30-60mg/ngày - tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch
vững chắc), canxi và phospho (giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức
năng thần kinh và sự đông máu bình thường), sắt (rất cần cho sự tạo máu), kẽm
(giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức). Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy
đủ và cân đối cho trẻ những dưỡng chất cần thiết cho cấu trúc và hoạt động chức
năng của não gồm: nhóm phát triển tế bào thần kinh và thị giác (như lutein,
omega 3, DHA) và nhóm tăng cường tốc độ dẫn truyền thần kinh và tạo ra các mối
liên kết giữa các tế bào thần kinh (như phospho-lipid, sắt, kẽm, AA, DHA).
Vitamin,
khoáng chất nói trên có rất nhiều trong sữa, thịt, cá, trứng, gan cá và gan động
vật, tôm, cua, các loài nhuyễn thể, dầu ăn, rau có màu xanh thẫm, trái cây... Đặc
biệt, trong sữa và các chế phẩm từ sữa, nhất là các sữa công thức, ngoài các
vitamin, khoáng chất còn có những dưỡng chất cần thiết cho cấu trúc và hoạt động
chức năng của não. Các chất dinh dưỡng trong sữa công thức có tỷ lệ cân đối hợp
lý, phù hợp với sự hấp thu và chuyển hóa ở trẻ, ít gây nên tình trạng rối loạn
tiêu hóa. Vì thế, sữa là một trong những loại thực phẩm tốt nhất trong chế độ
ăn uống hàng ngày, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển
cũng như mọi hoạt động của cơ thể. Đối với trẻ từ 1 - 3 tuổi, ngoài chế độ ăn
chính, hàng ngày bé vẫn cần ít nhất 400 - 500ml sữa/ngày để phát triển trí tuệ,
thể lực và chiều cao tối ưu.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản