Dinh dưỡng phòng bệnh tim mạch
Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm hút thuốc lá, thừa cân và béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và lối sống ít vận động. Những người có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng xuất hiện các biến cố tim mạch sẽ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ này có thể thay đổi và kiểm soát được, như ngừng hút thuốc lá, kiểm soát huyết áp, điều chỉnh rối loạn mỡ máu, kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động… điều chỉnh chế độ ăn vẫn luôn là nền tảng trong việc phòng và điều trị bệnh. Theo các nghiên cứu cho thấy việc thay đổi số lượng cũng như thành phần các chất dinh dưỡng (chất đa lượng, chất vi lượng) có trong khẩu phần ăn đều có ảnh hưởng đến tăng hay giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bao gồm các yếu tố sau:

Tổng năng lượng
Béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch, đồng thời sự phân bố mỡ trong cơ thể cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng, người béo bụng có nguy cơ cao nhất. Để đánh giá mức độ béo phì, người ta dựa vào chỉ số BMI (được gọi là chỉ số khối, tính bằng trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao (kg/m2). Những người béo phì ảnh hưởng đáng kể tới suy tim, nguy cơ suy tim tăng gấp đôi ở những bệnh nhân béo phì (BMI lớn hơn hoặc bằng 30kg/m2) so với người không béo phì. Vì vậy giảm cân rất cần thiết đối với người béo phì và duy trì cân nặng ở mức BMI từ 18,5 - 24,9 kg/m2.

Có thể tính đơn giản như: lấy chiều cao (cm) trừ đi 100, rồi đem số còn lại chia 10 nhân 9. Ví dụ, một người cao 160 cm thì mức cân nên có là: (160 - 100)/ 10 x 9 = 54 kg.
Nếu ăn quá mức cần thiết sẽ dẫn đến béo phì, các bệnh về chuyển hoá, đái tháo đường, tăng huyết áp… Người ăn quá mức tiêu hao thì sẽ tăng cân, ngược lại ăn ít hơn mức tiêu hao thì sẽ bị giảm cân. Nếu năng lượng ăn cân bằng với năng lượng tiêu hao của cơ thể thì cân nặng sẽ ổn định.
Lương thực chính của người Việt Nam là gạo, tùy theo vùng miền còn có các loại lương thực khác như ngô (bắp) ở miền núi, cao nguyên; khoai ở đồng bằng; củ ở trung du, miền núi.
Lượng gạo hàng ngày ở người trưởng thành trung bình là 300 - 350g, tương đương khoảng 6 bát (chén) cơm. Nếu ăn ngô, 1 bắp ngô tương đương 1 bát cơm, vậy lượng ngô khoảng 6 bắp. Nếu là khoai khoảng 6 củ lớn mỗi ngày.
Chất béo (lipid)
Số lượng và loại chất béo đều quan trọng. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, tổng lượng chất béo nên từ 15 - 20% tổng năng lượng trong ngày. Tuy nhiên loại chất béo sử dụng quan trọng hơn tổng lượng chất béo. Chế độ ăn có nhiều a-xít béo no (có nhiều trong mỡ, bơ, thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp được chế biến ở nhiệt độ cao) làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Trong khi đó axít béo không no làm giảm nguy cơ này, chất béo chứa axít béo loại này được tìm thấy ở dầu mè, dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt bắp, cá, hải sản… Khi thay thế axít béo no bằng axít béo không no có tác dụng làm giảm nguy cơ tim mạch. Các chuyên gia khuyên mỗi tuần nên có 3 - 5 lần ăn cá, hải sản, thay thế cá cho thịt. Đối với những người không thích ăn cá và hải sản có thể sử dụng dầu cá thiên nhiên mỗi ngày 2 - 3g.

Chất đường (glucid)
Glucid gồm các loại chất bột, đường và chất xơ, là thành phần dinh dưỡng cơ bản, chiếm khối lượng lớn nhất và cung cấp năng lượng nhiều nhất trong khẩu phần ăn. Thay thế axít béo no bằng lượng năng lượng từ axít béo không no hoặc glucid đều có tác dụng tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Nguồn glucid trong thực phẩm: Gạo tẻ, khoai củ tươi, mì sợi, bánh mì, khoai củ khô; bột khoai khô; bánh phở; sắn tươi; bún; miến …
Chất đạm (protid)
Đạm thực vật có những ảnh hưởng có lợi cho sức khỏe so với đạm động vật, đặc biệt liên quan với tình trạng cholesterol máu. Các loại đậu. Những loại thực phẩm thuộc họ đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng… Rau có màu xanh đậm (như cải bó xôi, bông cải xanh) rất giàu đạm.
Những nước dùng đạm đậu nành cao có tỉ lệ tử vong do tim mạch thấp hơn so với những nước ăn nhiều đạm động vật. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: để giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch nên ăn các loại chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, giá đậu, nước đậu,…
Chất xơ (fiber)
Một số thành phần xơ có khả năng giữ nước cao và được gọi là xơ tan. Xơ tan có trong các loại thực phẩm như một số trái cây, nước trái cây (mận, quả mọng), bông cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang, hành. Xơ tan có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, chất xơ còn gây cảm giác no giúp tránh ăn quá nhiều năng lượng gây tăng cân.
Các vi chất dinh dưỡng
Các vi chất dinh dưỡng như các vitamin và khoáng chất rất cần cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi thiếu vitamin B12, B6, axít folic làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu. Nhưng trong chế độ dinh dưỡng hiện nay, hầu hết còn chưa cung cấp đủ các vi chất, vì thế cần được bổ sung các thực phẩm giàu vitamin (từ rau và trái cây).
Ngoài ra các chất chống ôxy hóa cũng ảnh hưởng đến quá trình xơ vữa động mạch. Chế độ ăn có nhiều chất chống ôxy hóa (vitamin E, vitamin A, vitamin C, selen) có thể giảm tới 20 - 40% nguy cơ bệnh mạch vành.
Bên cạnh đó các muối khoáng vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng, nhất là trong tim mạch. Natri (từ muối ăn) và các chất điện giải khác đều ảnh hưởng đến huyết áp. Khoảng 50% người tăng huyết áp có nhạy cảm với muối. Giảm lượng natri giúp phòng ngừa chứng tăng huyết áp và cũng được xem như một phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp. Khuyến cáo gần đây khuyên nên hạn chế lượng muối ăn vào dưới 6g/ngày bằng cách chọn những thức ăn ít muối và hạn chế ăn thức ăn đóng hộp, không ăn kèm muối khi ăn, ví dụ như khi ăn trái cây…
Ngược lại, kali, magiê, canxi liên quan nghịch với huyết áp. Chế độ ăn đủ các vi chất này giúp làm giảm huyết áp. Để tăng cường các chất điện giải này bằng cách tăng cường ăn lượng rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và các sản phẩm làm từ sữa ít béo.
Khám sàng lọc tại huyện Tiên Yên: Người dân hào hứng tham gia, chủ động bảo vệ sức khỏe
Sáng nay 17/4/2025, tại Trạm Y tế xã Đông Ngũ (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), rất đông người dân đã có mặt từ sớm để tham gia buổi khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm như tim mạch (tăng huyết áp), đái tháo đường, ung thư vú, ung thư tuyến giáp. Đây là một trong bốn điểm khám thuộc chương trình sàng lọc sức khỏe cộng đồng do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên tổ chức trên địa bàn huyện trong năm 2025.
Chủ động khám sàng lọc – phát hiện sớm ung thư vú để bảo vệ sức khỏe
Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, nhưng nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị thành công rất cao. Nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích phụ nữ chủ động bảo vệ sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tổ chức chương trình khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú trong năm 2025.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Hạ Long
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trong công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng, từ ngày 5 đến ngày 6/3, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về "Nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025".
Khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí tại CDC Quảng Ninh
Thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), từ ngày 3 – 7/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Quảng Ninh sẽ tổ chức khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn thành phố Hạ Long.
CÚM MÙA GIA TĂNG MẠNH MÙA ĐÔNG XUÂN - CDC QUẢNG NINH KHUYẾN CÁO BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
Cúm mùa đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều địa phương. Đặc biệt, khí hậu lạnh và thời tiết nồm ẩm như thời gian gần đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây nhiễm của vi rút cúm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, nhất là chăm sóc về mặt vật chất, tinh thần, tạo điều kiện cho người cao tuổi được hưởng đầy đủ chính sách chăm sóc sức khỏe từ gia đình tới cộng đồng. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng sống và phát huy được vai trò của người cao tuổi.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025