Đối phó với các bệnh dị ứng mùa xuân
Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị các chứng dị ứng khó chịu này là vấn đề rất nhiều người quan tâm.
Nguyên nhân đa dạng, khó nhận biết
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng ngứa như: yếu tố vật lý nóng, lạnh, tiếp xúc với dị nguyên lạ: có người dị ứng nắng, nóng, lạnh, cây cỏ, ăn uống, thuốc, khói bụi bẩn... trong đó có nổi mày đay do lạnh ẩm thấp.
Thời tiết mùa xuân có độ ẩm xuống thấp, đặc biệt làm việc trong môi trường khiến làn da dễ ngứa, nổi mẩn đỏ. Nhiều người gãi có thể xây xát, nhiễm trùng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây dị ứng ngứa như: Nhà không thông thoáng; Không khí ẩm trong nhà cũng tạo điều kiện phát triển cho nấm mốc và mạt bụi; Mùa đông xuân thường bật lò sưởi cuốn theo bụi bẩn tạo điều kiện cho nấm mốc và mạt bụi phát triển.
Các tác nhân gây dị ứng.
Dị ứng phấn hoa
Mùa xuân là điều kiện phát triển lý tưởng của hệ thực vật. Con người không chỉ bị dị ứng với côn trùng, phấn hoa qua tiếp xúc ngoài da mà còn qua đường hô hấp. Cơ thể con người có thể dị ứng với khói bụi, chất ô nhiễm, thức ăn, hóa chất, lông thú, bọ mạt, mùi, phấn hoa và thời tiết (gọi là dị nguyên)... Khi dị nguyên vào cơ thể bằng đường hô hấp, kháng nguyên và kháng thể gặp nhau tạo thành phức hợp kích hoạt cơ thể phóng thích ra chất có thể gây dị ứng. Có nhiều hóa chất được phóng thích gây nên dị ứng, tiêu biểu là histamin. Những chất này khiến cơ thể phản ứng, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, sổ mũi (nước trong), ngứa mũi, hắt xì hơi, thậm chí ngứa cả các vùng liên quan ở phần mặt như tai, mắt và họng, nặng thì nổi mề đay, có thể gây khó thở do niêm mạc đường hô hấp bị phù nề.
Một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến khứu giác (giảm hoặc mất khả năng nhận biết mùi tạm thời) hoặc ngủ ngáy do viêm phù nề niêm mạc họng, thanh quản hoặc viêm amiđan quá phát.
Khi bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm mũi dị ứng khởi phát, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa để được bác sĩ kê thuốc kháng dị ứng ngay, tránh tình trạng bệnh kéo dài, bội nhiễm gây nguy hiểm.
Nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da
Tại các vùng da khô trên tứ chi bỗng xuất hiện các vùng đỏ, cảm giác ngứa ngáy, nóng, lúc có lúc không - đó chủ yếu do cơ thể tiếp xúc với loại vật chất gây dị ứng nào đó. Thời tiết nóng lạnh thất thường cũng là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. Ngoài ra, vùng da còn nổi mẩn, mụn ngoài da, nguyên nhân là vào mùa xuân, cơ thể dễ dị ứng với tia tử ngoại hơn khiến các tế bào da dễ bị tổn thương làm xuất hiện các nốt mẩn, mụn.
Viêm kết mạc mùa xuân
Viêm kết mạc mùa xuân là một bệnh do dị ứng ở mắt và hay tái phát, bệnh thường gặp chủ yếu ở nam giới, tuổi thanh thiếu niên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, khi lượng phấn hoa di chuyển nhiều hơn trong không khí bay vào mắt người có cơ địa dị ứng sẽ gây ra những triệu chứng trên nên được gọi là viêm kết mạc mùa xuân. Hiện bệnh có cơ chế dị ứng rõ ràng, tuy nhiên, việc xác định dị nguyên là gì còn gặp nhiều khó khăn. Dị nguyên thường gặp: phấn hoa, bụi nhà... Bệnh có liên quan mật thiết với sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa (nhất là xuân hè), ánh nắng, thay đổi nội tiết và yếu tố di truyền. Bệnh thường có biểu hiện ngứa mắt là dấu hiệu điển hình của viêm mùa xuân, thường xuất hiện thành từng cơn vào những giờ nhất định (có thể vào buổi sáng khi mới ngủ dậy lúc tiếp xúc với ánh nắng hoặc buổi chiều tối). Bệnh nhân có cảm giác như có dị vật trong mắt, cộm, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, giảm thị lực, dử mắt nhiều, có đặc điểm dính, dai và có thể kéo thành sợi.
Thăm khám cho bệnh nhân bị dị ứng.
Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn là một phản ứng miễn dịch của cơ thể khi ăn phải loại thức ăn gây dị ứng. Những phản ứng dị ứng thức ăn có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng như: viêm da dị ứng, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp, sốc phản vệ đe dọa tính mạng. Ngày Tết, khi thực đơn nhiều món giàu đạm, đường bột và thường đa dạng các món ăn, các gia vị khiến những người có cơ địa dị ứng và hay kết hợp với các bệnh: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm và hen suyễn, di truyền... rất dễ bị dị ứng.
Nhiều người thường cho rằng thức ăn hay bị dị ứng nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển; Các loại sôcôla, sữa, bơ, pho-mát; Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, “lành nhất” cũng có thể gây bệnh.
Điều trị dị ứng có khó?
Tùy mức độ nặng nhẹ của hiện tượng dị ứng mà chúng ta cần điều trị hay không. Đối với bệnh nhân biết rõ tác nhân gây dị ứng ngứa và cách ly với chúng ngay từ khi mới tiếp xúc thì ta không cần phải điều trị. Đối với trường hợp khác, để phòng dị ứng cần ngăn chặn tiếp xúc với các tác nhân đó, trong đó có phấn hoa trong không khí cao nhất từ nửa đêm tới 8 giờ sáng, đặc biệt vào những ngày nắng ấm và khô. Trong khoảng thời gian này, nếu cần ra ngoài, cần mang khẩu trang, đeo kính mắt. Không nên phơi quần áo ngoài sân vườn tránh vướng phấn hoa khi mặc vào bị dị ứng.
Dọn nhà, phòng ngủ sạch tránh mốc meo thường có ở phòng tắm, nhà vệ sinh, chăn đệm..., giữ cho nhà ít bụi. Hạn chế tiếp xúc với chó mèo trong nhà.
Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần phải thật chú ý phát hiện ra dị nguyên gây dị ứng mới hy vọng giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để trị tận gốc. Khi có triệu chứng phù môi, sưng mặt hoặc khó thở, phải đến cơ sở y tế sớm để được cấp cứu nếu cần. Đối với người bệnh dị ứng thức ăn, thực phẩm, cần thực hiện chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt bò, lợn, gà. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa... Ăn đến món nào thấy mề đay, mẩn ngứa thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục.
Với những người bị bệnh do lạnh thì vào mùa đông, cần giữ ấm, tránh tiếp xúc với lạnh. Chú ý đi ngoài đường mùa đông cần che chắn, khẩu trang, khăn quàng che cổ, găng tay, mũ, ấm toàn bộ, chân đi tất...
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh