Đối phó với viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một bệnh không chỉ làm người bệnh cảm thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống kém, gầy yếu, sút cân... mà bệnh còn xảy ra biến chứng có thể đe dọa tới tính mạng.
Nhận biết như thế nào?
Nguyên nhân viêm đại tràng mạn có thể là các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như: lao, thương hàn, lỵ trực khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng như: amibe, Giardia…; nhiễm nấm như: Candida, Aspergillus, Histoplasmosis…; nguyên nhân tự miễn gây viêm loét đại tràng không đặc hiệu…
Khi bị viêm đại tràng, trong thành đại tràng có các ổ viêm loét, viêm nhiễm - đây là nơi cư trú của các vi khuẩn gây hại. Chúng sinh sản, phát triển và sinh ra độc tố làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Khi lợi khuẩn chết, lớp lông mao trên thành ruột già cũng trơ đi, không còn lớp lá chắn bảo vệ, dễ bị các chất độc hại tấn công gây viêm loét trở lại, làm cho đại tràng phù nề và tình trạng viêm sẽ cản trở sự hấp thu nước từ thức ăn gây ra tình trạng tiêu chảy do nước không được hấp thu vào đại tràng. Mủ và chất tiết của đại tràng tăng tiết, máu chảy từ các vết loét hay trợt từ lòng đại tràng theo phân ra ngoài. Bệnh thường có những biểu hiện điển hình như:
Rối loạn tiêu hóa kéo dài: bệnh nhân thường đi ngoài phân lúc táo bón, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn, đi từ 2 - 6 lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hoặc có cảm giác mót rặn muốn đi đại tiện nữa. Bụng trướng hơi khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy căng tức, khó chịu.
Đau bụng là triệu chứng hay gặp, thường đau ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Sau khi trung tiện (xì hơi) hoặc đi đại tiện thì giảm đau. Các triệu chứng này càng nặng hơn khi người bệnh ăn các thức ăn lạ, tanh, sống, có dầu mỡ hoặc uống rượu, bia. Đặc biệt, việc sử dụng quá nhiều kháng sinh khiến lợi khuẩn suy giảm, chết làm cho bệnh sẽ trầm trọng.
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán bệnh có thể dựa vào các triệu chứng nói trên kết hợp soi hoặc cấy phân tìm nguyên nhân gây bệnh, chụp X-quang khung đại tràng, nội soi đại tràng.
Bệnh viêm đại tràng mạn gây ra hiện tượng viêm loét và gây rối loạn chức năng của đại tràng cần phân biệt với bệnh đại tràng chức năng còn gọi là hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng co thắt là nhũng bệnh gây rối loạn chức năng của đại tràng chứ không gây tổn thương thực thể ở đại tràng.
Một bệnh khác cần phân biệt với viêm đại tràng mạn là ung thư đại tràng, bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi), gia đình có người bị ung thư đại trực tràng hoặc polyp, đi cầu bị rối loạn, có thể phân có máu... kèm những triệu chứng khác như thiếu máu, sụt cân, gầy yếu.
Cần có chế độ ăn uống thích hợp
Với người bệnh tiêu hóa nói chung và đại tràng hay dạ dày nói riêng vấn đề quan trọng cần kiêng là thuốc lá, bia rượu, đồ ăn quá cay như ớt, tiêu, tránh thức ăn ôi thiu (nhiễm khuẩn) nhiễm hóa chất.
Các loại thực phẩm như: thịt nạc, gà, cá đồng, tôm, đỗ, đậu, vừng, lạc, trứng đều ăn được. Các loại rau củ quả cần chú ý rửa sạch, ăn chín, uống sôi. Tuy nhiên, cũng nên theo dõi khi ăn thức ăn nào đó mà hễ cứ ăn vào gây khó chịu, đau bụng hoặc tiêu phân lỏng, phân sống thì cần tránh. Thông thường các thực phẩm không nên ăn là các loại rau củ quả như: đậu quả, bông cải xanh, ngô và nấm, hành củ. Vì chúng có hàm lượng chất xơ cao và có thể gây đầy hơi, khó tiêu cho bệnh nhân viêm loét đại tràng.
Các loại gia vị và nước sốt nhiều chất béo, như mayonnaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì, đôi khi có thể gây ra các triệu chứng viêm loét đại tràng.
Bệnh viêm loét đại tràng vốn “kỵ” thịt chứa nhiều mỡ. Hãy chọn thịt nạc và nên được chế biến dưới dạng xay và vo thành viên, nước sốt thịt hoặc thịt cắt lát sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn khi dùng nguyên miếng lớn. Tuy nhiên, cá nhiều mỡ lại dễ tiêu hóa hơn. Rượu, cà phê và trà:các loại đồ uống này có thể khiến người bị viêm loét đại tràng khó kiểm soát triệu chứng bệnh. Tương tự là những loại thức uống khác chứa caffeine như nước ngọt có ga và nước tăng lực.
Các thực phẩm có nhiều lactosenhư: sữa, quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy. Vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này nên ăn vào sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
Viêm đại tràng mạn là một bệnh thường gặp, chẩn đoán nguyên nhân thường khó khăn, điều trị kéo dài và dễ tái phát. Vấn đề phòng bệnh cần chú ý vệ sinh thực phẩm, không uống sữa bò tươi chưa triệt trùng, hạn chế dùng kháng sinh kéo dài.
Khi có triệu chứng rối loạn đi cầu, phân có đàm máu, bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để chẩn đoán và điều trị.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh