Dư luận có hiểu ngành y?
Năm rồi báo chí đăng toàn chuyện tào lao về ngành y tế, vậy mà không có ai thấy là nó tào lao, ai cũng bu vào ném đá bác sĩ. Tại sao ? Vì xã hội không biết gì về thống kê hết. Không học, không hiểu gì về môn thống kê thì dễ dàng bị lừa bịp và dắt mũi bởi cách đưa tin giật gân câu khách của báo chí.
Cứ cách mấy tuần lại có bài báo viết : 1 trẻ em tử vong sau khi tiêm vaccine, rồi tháng sau lại có bài : 3 trẻ tử vong khi tiêm vaccine. Nhưng chả thấy 1 bài báo nào cho ra một kết quả thống kê : tổng số trẻ em được tiêm là bao nhiêu ? số ca tử vong là bao nhiêu %, tuổi, giới tính, tần suất theo thời gian bao nhiêu ca tử vong trong 1 tháng, 1 năm…
Chuyện sản phụ tử vong cũng là điều dễ hiểu (nhưng không ai chịu hiểu ) ; ai từng đi trực khoa sản đều biết 1 đêm có bao nhiêu bà đẻ, nhân lên cho 365 ngày trong năm sẽ biết dân Việt Nam đẻ kinh hoàng, không có tai biến xuất hiện mới là kì lạ.
Dùng chuyện sống chết của bệnh nhân để đo tài, đức của bác sĩ là điều nhảm nhí. Cơ thể con người rất lạ, vừa dễ chết, vừa khó chết. Nhiều khi thủng tim, vỡ sọ, tay chân đứt lìa, chảy máu lênh láng, nhưng vẫn sẽ sống. Nhưng chỉ cần hít khí CO hay ăn một hột đậu phộng cũng có thể lăn ra chết tươi.
Chưa có ai thống kê theo dõi 2-5 năm sau xem diễn tiến của bệnh nhân được ghép cơ quan ra sao, cứ ghép được là ăn mừng trên báo. Ngược lại bệnh nhân chết trong phòng cấp cứu thì bệnh viện sẽ bị đập phá tan nát.
Tương tự, chỉ 1 trường hợp bác sĩ vòi tiền bệnh nhân là đủ để có 1 loạt bài báo hay ho về y đức, nhưng cách đặt vấn đề sai cơ bản ; tôi không hề lo sợ khi biết có 1 bác sĩ A hay B nào đó mắng chửi bệnh nhân, hay vòi tiền bệnh nhân, nhưng tôi sẽ rất lo lắng khi thấy 1 kết quả thống kê : 90 % bệnh nhân cho biết bị mắng chửi, hay 100% bệnh nhân phải đút tiền, trung bình mỗi lần là 200.000, ví dụ như vậy. Không có ai chịu bỏ công đi thống kê cả.
Bác sĩ vứt xác bệnh nhân xuống sông ? Chẳng có gì đáng lo lắng, thằng cha đó chỉ là 1 chấm nhỏ ở rìa trái của đường cong phân phối về y đức, nhưng không có ai vẽ cho ta thấy đường cong này cả, chả biết Skewness của nó lệch trái hay phải ?
Mà đâu có ai nghĩ ra cách nào để đo lường, đánh giá y đức, nên làm gì vẽ được đường cong đó.
Không có ai thử làm thống kê : Mỗi ngày 1 bác sĩ khám cho bao nhiêu bệnh nhân ? Trung bình bao nhiêu phút cho mỗi bệnh nhân ? Càng không có ai đi tìm sự tương quan giữa các biến số kinh tế, xã hội, và y đức. Không có thống kê thì tất cả những bài báo giống như người mù sờ con voi mà thôi.
Chúng ta may mắn được học thống kê ít nhất là 2 tháng trong 6 năm ở trường y, nên nếu cần, bất cứ sinh viên Y1 nào cũng có thể biện luận để xé bỏ những bài báo lá cải kiểu đó, nhưng nói mà không có ai hiểu thì nói làm gì.
Đây là bài viết của một tiến sĩ hô hấp của Pháp nhìn về y học và xã hội học Việt Nam. (Đây là quan điểm riêng của tác giả, không phải của tòa soạn)
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
- Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
- Dấu ấn công tác vận động, hiến tặng mô tạng năm 2024
- Gặp mặt cán bộ làm công tác Y học Lao động qua các thời kỳ
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI