Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
Năm 2012, thống kê trên toàn thế giới có 122.000 ca tử vong, tương đương 330 trường hợp tử vong mỗi ngày và 14 trường hợp tử vong mỗi giờ vì bệnh sởi.
Tiêm sởi bổ sung cho trẻ tại Yên Bái
Bệnh biểu hiện như thế nào?
Sốt là triệu chứng thường gặp với 3 mức độ: sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao. Triệu chứng thứ hai là viêm xuất tiết mũi họng, mắt biểu hiện như chảy nước mắt, nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ, sưng nề mí mắt. Nội ban xuất hiện (hạt koplik) khoảng ngày thứ hai của bệnh là những hạt trắng như đầu đinh ghim mọc ở niêm mạc má. Điển hình nhất là nổi ban theo thứ tự: Ban mọc theo thứ tự từ mặt xuống thân mình và chi, ban bay cũng theo thứ tự như trên để lại trên da vết “vằn da hổ”.
Ai dễ mắc bệnh?
Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt trong những tập thể chưa có miễn dịch (nhà trẻ, mẫu giáo...). Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ từ 1 - 4 tuổi, trẻ dưới 6 tháng tuổi ít mắc vì có miễn dịch của mẹ. Miễn dịch sau khi khỏi bệnh là miễn dịch bền vững, vì vậy, rất ít khi mắc bệnh lại lần hai. Sau mắc sởi, sức đề kháng của cơ thể suy giảm nên bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời dễ bị biến chứng như: viêm niêm mạc miệng, tiêu chảy cấp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, viêm màng não, mù lòa... có thể dẫn đến tàn phế, thậm chí tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, đẻ non.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh sởi
Điều trị bệnh sởi cần thực hiện ở bệnh viện nhằm mục đích cách ly và phát hiện kịp thời các biến chứng. Giống như trong đa phần các bệnh do virut, hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chống virut sởi mà chủ yếu là điều trị triệu chứng, đề phòng các biến chứng và nuôi dưỡng tốt.
Điều trị hỗ trợ gồm hạ sốt: khi trẻ sốt cao trên 38,50C, có thể hạ sốt bằng phương pháp vật lý như cởi bớt quần áo cho trẻ, lau người bằng khăn ấm... nếu không có tác dụng thì dùng một trong các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước, bú tăng lần (với những trẻ còn bú mẹ). Việc điều trị kháng sinh chỉ khi có bằng chứng bội nhiễm vi khuẩn. Một số trẻ có ho nhiều thì cần dùng các thuốc giảm ho, long đờm như: acetylcystein, dextromethorphan. Dùng các dung dịch sát trùng mắt, mũi, họng như nhỏ mắt bằng dung dịch argyrol, nhỏ mũi, súc họng bằng dung dịch natriclorid 0,9%.
Tình trạng thiếu vitamin A gặp ở 90% bệnh nhi mắc sởi ở châu Phi và gặp ở 22 - 72% bệnh nhi mắc sởi ở Mỹ, điều trị bằng vitamin A đường uống chứng tỏ làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như biến chứng ở trẻ em mắc sởi tại các nước đang phát triển. Trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có dấu hiệu ở mắt do thiếu vitamin A nên thêm một liều vào ngày hôm sau và 4 tuần sau đó thêm liều thứ 3.
Bên cạnh các thuốc hỗ trợ thì chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý là hết sức quan trọng. Các bà mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, ăn các đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, mặc quần áo thoáng mát nhưng không để bé nhiễm lạnh, theo dõi sát các triệu chứng của trẻ để phát hiện sớm các biến chứng.
Phòng bệnh sởi theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Nhìn chung, sởi là một bệnh lành tính, tuy nhiên, do tốc độ lây lan rất nhanh và những biến chứng nặng nề có thể gặp phải nên để phòng chống bệnh sởi, khuyến cáo các bà mẹ cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vaccin sởi đầy đủ, đúng lịch. Tiêm vaccin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm hai mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vaccin sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80 - 85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vaccin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90 - 95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vaccin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch bền vững suốt đời.
Hiện nay đang là mùa xuân, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virut sởi lưu hành và gây bệnh. Các bà mẹ nên giữ ấm cho trẻ, hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, vệ sinh bàn tay sạch sẽ. Khi phát hiện trẻ có sốt, phát ban, cần thông báo và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm cho trẻ và tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản