Dùng giấy bạc trong chế biến thức ăn: chỉ tốt khi dùng đúng
Tiện lợi, đa tác dụng
Với nhiều công dụng từ bọc, gói để bảo quản thực phẩm đến chế biến món ăn, giấy bạc đang được nhiều bà nội trợ ưu chuộng.
Chồng và hai con đều rất thích ăn đồ nướng, chị Hồng Khanh ở Đa Nẵng không tiếc tiền sắm cà nồi nướng và lò vi sóng. Trước đây khi chưa biết đến giấy bạc chị thường để trần thực phẩm kẹp vào khay bỏ vào lò vi sóng.
Học hỏi kinh nghiệm chế biến món nướng ngon từ bạn bè đồng nghiệp chị mới biết giấy bạc có nhiều công dụng đến vậy, bao gồm cả bảo quản trong tủ lạnh, phủ, lót, tạo hình món ăn, giữ hương vị mùi thơm cho các món ăn…
Khi dùng giấy bạc lần đầu, chị bọc thịt gà trong giấy bạc để nướng và thấy rất ngon, thịt chín đều, mùi thơm, vị ngọt. Từ khi có giấy bạc, chị thực hiện món nướng dễ dàng, hấp dẫn và bảo quản thức ăn tự tin hơn.
Nhiều chị em khác cũng có lựa chọn như chị Khanh và luôn nhận được lời khen tài nội trợ từ người thân trong gia đình. Nhưng không phải tất cả các bà nội trợ đều có hiểu biết đúng trong việc sử dung giấy bạc để chế biến món ăn.
Ảnh minh họa
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện công nghệ sinh học và thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, Giấy bạc hay còn gọi là giấy nhôm rất nhẹ, mỏng và rất đa dụng bởi loại giấy này có thành phần kim loại dễ dàng tạo hình, bọc, gói, phủ lên trên hoặc lót phía dưới khi nấu nướng và bảo quản thức ăn.
Giấy bạc rất hữu dụng trong nhiều trường hợp như chế biến đồ nướng, bảo quản thực phẩm, tạo hình món ăn… Cách dùng giấy bạc rất đơn giản, chỉ cần lấy giấy bạc bọc bên ngoài hoặc phủ lên khuôn nướng, thức ăn chín từ từ, chín kỹ mà không bị bay hơi hay mất mùi, không cháy. Lót chảo nướng bánh giúp món bánh nướng giòn và vàng đều hơn, đồng thời giúp mặt nướng của bánh không bị khô, nứt và có thể tạo hình như ý muốn.
Dùng giấy bạc để làm mát bảo quản thức ăn trong tủ lạnh sẽ ngăn không cho không khí vào, đồ ăn không mất nước, không cho ôxy hóa thâm nhập giữ nguyên mùi vị và không bị đông đá.
Gặp sự cố vì sử dụng giấy bạc không đúng
Mặc dù giấy bạc có tác dụng tốt nhưng nếu sử dụng không đúng cách trong nhiều trường hợp nó cũng gây hại. Đã có một số chị gặp sự cố vì sử dụng giấy bạc không dúng cách như dùng giấy bạc để bọc đồ nướng trong lò vi sóng, bọc thức ăn chứa nhiều acid và lót dưới đáy nồi nướng để chống tràn, chảy ướt
Thời gian đầu ra Hải Phòng làm dâu cả trong một gia đình 3 anh em trai, chị Như Quỳnh quê Hà Tĩnh chưa hiểu hết cách sinh hoạt cũng như khẩu vị ăn uống của mọi người trong gia đình chồng. Đặc biệt là vào mùa đông gia đình rất hay ăn đồ nướng nhưng chị không biết cách làm để có món nướng ngon.
Trong một dịp gặp mặt gia đình, chị tự quyết định làm món nướng đãi cả nhà. Nghe nói dùng dùng giấy bạc bọc thực phẩm món nướng sẽ ngon hoàn hảo, không biết cách làm như thế nào chị đánh liều dùng giấy bạc bọc tất cả những thứ cần nướng, kể cả mấy loại quả có vị chua và cho vào lò nướng. Mặc dù khi thực phẩm sau khi nướng có vẻ thơm ngon nhưng khi ăn lại có mùi kim loại rất khó chịu.
Hay như chị Hoa ở Cầu Giấy lại có thói quen đặt giấy bạc dưới đáy lò vi sóng để hứng các chất mỡ, gia vị từ thực phẩm rơi ra. Cách này giúp chị giữ được vệ sinh cho lò và bớt thời gian lau dọn nhưng chỉ được vài lần sử dụng thì lò vi sóng đã bị hỏng.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh đưa ra một số lưu ý khi sử dụng giấy bạc chế biến món ăn như sau:
Không nên lạm dụng giấy bạc lót dưới đáy lò nướng, lò vi sóng để chống tràn và chống chảy nước sẽ khiến cho thực phẩm không chín hoàn toàn mà còn có thể làm hỏng lò. Tốt nhất nên vệ sinh lò nướng lau các vết thức ăn tràn ra ngoài.
Có thể nói giấy bạc chế biến món nướng hoàn hảo nhưng không nên sử dụng giấy bạc trong lò vi sóng. Nguyên lý của lò vì sóng là sóng điện từ sẽ tác động tới món ăn và làm thực phẩm chín từ bên trong. Nếu dùng giấy bạc sẽ làm chệch hướng sóng điện từ khiến làm thức ăn không chín và có thể hỏng lò.
Không dùng giấy bạc lưu trữ thực phẩm giàu axit như trái cây có vị chua, món ăn có dấm… Trong giấy bạc có thành phần kim loại là nhôm, khi axit trong món ăn phản ứng với chất nhôm trong giấy bạc làm ăn mòn giấy bạc, một lượng nhỏ nhôm có thể thấm vào thức ăn làm món ăn có vị kim loại và khi vào cơ thể có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản