Đừng quên… ngủ trưa
Các chuyên gia luôn khuyên rằng người lớn nên ngủ 7 – 8 tiếng một đêm. Nhưng hầu hết chúng ta tùy theo cuộc sống riêng của mình lại đi ngủ vào những giờ khác nhau. Cho dù đó là do em bé mới sinh ở nhà hoặc vì bạn đã mất nhiều giờ trước đó tại văn phòng… Không ngủ đủ giấc là vấn đề khá phổ biến mặc dù tác động của nó đối với sức khỏe của bạn là không nhỏ.
Đó là một lý do khiến bạn cần và nên ngủ trưa. Không chỉ giúp tiếp thêm sinh lực cho bạn làm việc tốt hơn vào buổi chiều mà còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường tâm trạng và nhiều hơn nữa.
Nhưng có những điều đúng và sai xoay quanh giấc ngủ trưa. Từ những lợi ích của giấc ngủ trưa đến khi nào, ở đâu và kéo dài bao lâu… bài dưới đây sẽ mang đến tất cả những điều bạn cần phải biết về “giấc ngủ tranh thủ”.
Một giấc ngủ ngắn buổi trưa có thể giúp bạn tập trung
Trong những ngày làm việc bận rộn, kéo dài thì một giấc ngủ trưa ngắn là cách tuyệt vời để làm mới tinh thần giúp bạn tư duy tốt hơn. Một nghiên cứu của Đại học California vào năm 2010 đã phát hiện ra rằng một nhóm người trưởng thành trẻ tuổi học tập và làm việc tốt hơn khi có một giấc ngủ ngắn 90 phút ở 2 giờ chiều, kết quả đó trái ngược với một nhóm kiểm tra tương tự nhưng không được phép ngủ trưa.
“Khi bạn đang buồn ngủ, bạn không thể nhớ mọi thứ hay tập trung vào điều gì đó và cũng rất khó khăn để lưu giữ lại”, Donna Arand, tiến sỹ tâm lý học tại Trung tâm rối loạn giấc ngủ Kettering ở Dayton, Ohio nói. “Nếu bạn có một giấc ngủ ngắn, bạn sẽ có thể nhớ tốt hơn, suy nghĩ và lưu giữ tốt hơn. Bạn không cần phải nằm xuống 90 phút, giống như một người tham gia nghiên cứu, để gặt hái những phần thưởng của một bác sỹ, bạn chỉ cần giấc ngủ ngắn trong khoảng 20 – 30 phút”.
Một giấc ngủ ngắn có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim
Cũng như tác động rõ ràng về tinh thần và chức năng não, giấc ngủ trưa cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn. "Có nghiên cứu cho thấy những người ngủ sáu tiếng một đêm đặt mình vào nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn những người ngủ 7-8 tiếng một đêm", Sarah Conklin, Tiến sĩ, giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại trường Cao đẳng Allegheny đã phát biểu. "Giấc ngủ ban ngày có thể có một số loại tác dụng phục hồi hoàn tác tác động tiêu cực của giấc ngủ ngắn vào ban đêm".
Một giấc ngủ ngắn có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim. (ảnh minh họa)
Nói cách khác, đối với những người thiếu ngủ, một giấc ngủ trưa 45 - 60 phút đã được chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh tim. "Lợi ích của giấc ngủ ngắn trong ngày có thể phụ thuộc vào những gì bạn muốn thay đổi, nhưng nếu có một cơ hội để ngủ 45 phút đến một giờ một ngày thì nó có thể mang lại lợi ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim có liên quan tới việc không ngủ vào ban đêm kéo dài".
Có một thời gian lý tưởng trong ngày để ngủ trưa
Nếu bạn đã từng được sang Tây Ban Nha, bạn biết rằng sau khi ăn trưa, tất cả mọi người có xu hướng đóng cửa ngủ trưa buổi chiều. Tuy nhiên, thực tế ngẫu nhiên là nó diễn ra từ 2 giờ chiều và 4 giờ chiều.
Tiến sỹ Arand lý giải vì đó là khi cơ thể của bạn đã thả lỏng cả về mặt thể chất và tinh thần. Bà nói thêm rằng lập thời gian biểu cho những công việc còn lại trong ngày sẽ tạo điều kiện cho bạn chủ động đi vào giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, bà cảnh báo không nên ngủ trưa vào thời gian sau đó trong ngày. “Đừng cố gắng để có một giấc ngủ ngắn lúc 5 - 6 giờ chiều hoặc vào buổi tối nếu bạn đã có thể đi qua thời gian ngủ trưa mà không ngủ”.
Sử dụng một báo thức
Bạn có thể quen với việc thiết lập đồng hồ báo thức của bạn vào ban đêm để thức dậy đúng giờ, và nó cũng có thể là một công cụ có giá trị cho giấc ngủ ban ngày. "Rất nhiều người lo lắng, tôi sẽ đi ngủ trưa và ngủ quá nhiều thời gian quy định," ông David Volpi, MD, giám đốc của Trung tâm Manhattan Snoring & Sleep. Đặt đồng hồ báo thức sẽ giúp hạn chế thời gian ngủ, cũng như xóa đi bất kỳ lo sợ về giấc ngủ. "Nếu bạn nằm mà cứ lo lắng vì những điều chưa xảy ra thì chắc chắn bạn sẽ không thể ngủ hoặc ngủ nhưng đã qua giờ ngủ trưa.
Nếu bạn ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi thì hãy tìm bác sỹ
Ngủ trưa là một lựa chọn tuyệt vời cho những người không có được 7-8 giờ ngủ một đêm. Nhưng đối với những người được nghỉ ngơi đầy đủ ban đêm và vẫn cảm thấy mệt mỏi và thấy cần thiết một giấc ngủ ngắn vào ban ngày thì nó có thể cảnh báo một vấn đề lớn hơn.
"Một giấc ngủ ngắn thường xuyên là một ý tưởng tốt, nhưng nếu bạn cần phải ngủ trưa mặc dù thực tế là bạn đã ngủ đủ giấc vào ban đêm, thì bạn cần phải kiểm tra lại” ông Karl Doghramji, MD, giám đốc y tế tại Trung tâm Sleep Disorders của Jefferson Đại học Thomas Jefferson ở Philadelphia nói.
Theo Tiến sĩ Doghramji, thì tình trạng này có thể cho biết chất lượng giấc ngủ kém, mà sâu xa là do một rối loạn giấc ngủ có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ hay chứng ngủ rũ. Vậy điểm mấu chốt ở đâu? Nếu bạn đang ngủ 7 tiếng mỗi đêm và vẫn còn cảm thấy mệt mỏi trong suốt cả ngày thì hãy đi khám bác sỹ để loại trừ chứng rối loạn giấc ngủ hoặc phát hiện tình trạng sức khỏe khác.
Tạo một khu vực thuận lợi cho giấc ngủ ngắn
Cũng giống như vào ban đêm, bầu không khí là quan trọng khi nói đến “giấc ngủ tranh thủ” ban ngày . Theo tiến sĩ Doghramji, phòng bạn ngủ trưa nên tối và yên tĩnh nhất có thể . "Hãy ngủ trưa trên giường, nếu bạn có thể. Nhưng nếu không, một chiếc ghế thoải mái trong phòng khách tốt hơn nhiều so với đặt đầu xuống bàn làm việc của bạn", ông nói.
Ngoài ra, nhiệt độ nên được thoải mái, mà đối với hầu hết mọi người, theo tiến sĩ Doghramji, là hơi mát mẻ . Tất cả những yếu tố này giúp đóng góp vào một giấc ngủ sâu hơn, đồng nghĩa là một giấc ngủ tốt hơn.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Để cho đi là còn mãi
Tháng 4 vừa qua, tại Quảng Ninh, một ca hiến tạng từ người cho chết não, anh Dương Minh Đức, đã trao cơ hội sống mới cho 7 người, trong đó có 2 trường hợp trẻ em. Từ câu chuyện nhân văn của anh Đức, tình yêu thương, sự sẻ chia đã được lan toả rộng khắp, không chỉ tại Quảng Ninh mà còn trong cả nước. Nhiều người, trong có cả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đã tự nguyện đăng ký tham gia hiến tạng, để “Cho đi là còn mãi”.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)