Dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhóm III: Các khuyến cáo đặc biệt
Các phản ứng có hại của thuốc chống loạn nhịp nhóm III
Amiodaron: Mặc dù là loại thuốc chống loạn nhịp có hiệu quả tốt nhưng việc sử dụng amiodaron bị hạn chế do có nhiều tác dụng phụ. Amiodaron hay gây nên các tác dụng phụ hơn các thuốc nhóm III khác và các thuốc khác nói chung. Có khoảng 15-30% bệnh nhân dùng amiodaron bị phản ứng phụ với các mức độ khác nhau, trong đó có tới 3-10% các bệnh nhân buộc phải dừng thuốc. Các tác dụng phụ chủ yếu của amiodaron liên quan đến liều dùng và thời gian dùng thuốc, do đó, nó dễ xảy ra sau khi điều trị kéo dài và/hoặc liều cao.
Các tác dụng phụ trên tim: Tác dụng phụ đầu tiên cần hết sức lưu ý là làm chậm nhịp tim, nhất là khi kết hợp với các thuốc khác cũng có tác dụng làm chậm nhịp. Một số bệnh nhân (nhất là các bệnh nhân suy chức năng nút xoang) có thể xảy ra nhịp rất chậm, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cần hết sức lưu ý các chống chỉ định của thuốc, không bao giờ nên tự ý dùng thuốc. Ngoài ra, thuốc cũng có thể làm nặng nề thêm các loại loạn nhịp hoặc xuất hiện loạn nhịp mới. Đây là điều có vẻ như nghịch lý, nhưng lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra, tức là thuốc chống loạn nhịp nhưng lại gây loạn nhịp.
Các tác dụng phụ trên tuyến giáp: Do trong cấu trúc phân tử amiodaron có chứa iode nên không những gây tác dụng phụ trên tuyến giáp mà còn làm sai lệch các kết quả xét nghiệm về chức năng tuyến giáp. Do vậy, trước khi dùng, phải kiểm tra kỹ chức năng tuyến giáp. Thuốc có thể gây thiểu năng hoặc cường năng tuyến giáp, thường bắt đầu thấy các triệu chứng rõ rệt sau 2 - 3 tháng dùng thuốc.
Các tác dụng phụ trên phổi: Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc mà xuất hiện dấu hiệu khó thở, ho khan kéo theo mệt mỏi, suy nhược toàn thân thì phải chú ý kiểm tra phổi, thuốc có thể gây viêm phổi kẽ, viêm phổi quá mẫn, xơ phổi.
Tác dụng phụ trên da: Quá mẫn với ánh sáng là một tác dụng phụ trên da hay gặp nhất. Dùng amiodaron lâu ngày làm da đổi thành màu xanh xám, tình trạng này hay gặp hơn ở người có nước da trắng hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mà không có biện pháp bảo vệ.
Tác dụng phụ trên mắt: Rối loạn thị giác, gồm nhìn quầng, nhìn lóa, sợ ánh sáng và khô mắt xảy ra ở khoảng 10% số bệnh nhân. Lắng đọng giác mạc không triệu chứng (lắng đọng vi thể) xảy ra ở gần như tất cả các bệnh nhân sau khi dùng amiodaron khoảng 6 tháng.
Một số tác dụng phụ khác cũng có thể gặp như tăng men gan, chán ăn, buồn nôn... nhưng tần suất ít hơn và thường rất nhẹ.
![]() Nhịp tim bình thường. Nhịp tim bị rối loạn. |
Các thuốc khác, hiện ít dùng hơn nhiều so với amiodaron
Sotalol: đây thực chất là thuốc ức chế thụ thể beta (thuốc chống loạn nhịp nhóm II, tuy nhiên, do cơ chế tác dụng của thuốc cũng giống các thuốc nhóm III nên vẫn được xếp vào nhóm này), do vậy, khi dùng thuốc phải lưu ý rất nhiều chống chỉ định của nhóm thuốc ức chế thụ thể beta. Các tác dụng phụ hay gặp nhất có thể dẫn đến phải ngừng sotalol, gồm: mệt mỏi, nhịp tim chậm, suy nhược, tiêu chảy, chóng mặt. Những bệnh nhân bị bệnh phế quản co thắt từ trước có nguy cơ cao bị hen, rối loạn nhịp thở hoặc co thắt phế quản nặng thêm do sotalol ức chế các catecholamin nội sinh, là chất gây co thắt phế quản thông qua tác dụng đối kháng beta. Cả tǎng và hạ đường huyết đều có thể xảy ra khi dùng sotalol. Sotalol có thể can thiệp vào quá trình phân giải glycogen gây tǎng đường huyết và thuốc cũng có thể che khuất các triệu chứng của hạ đường huyết. Cần thận trọng khi dùng sotalol ở những bệnh nhân đái tháo đường không ổn định.
Khám sàng lọc tại huyện Tiên Yên: Người dân hào hứng tham gia, chủ động bảo vệ sức khỏe
Sáng nay 17/4/2025, tại Trạm Y tế xã Đông Ngũ (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), rất đông người dân đã có mặt từ sớm để tham gia buổi khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm như tim mạch (tăng huyết áp), đái tháo đường, ung thư vú, ung thư tuyến giáp. Đây là một trong bốn điểm khám thuộc chương trình sàng lọc sức khỏe cộng đồng do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên tổ chức trên địa bàn huyện trong năm 2025.
Chủ động khám sàng lọc – phát hiện sớm ung thư vú để bảo vệ sức khỏe
Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, nhưng nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị thành công rất cao. Nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích phụ nữ chủ động bảo vệ sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tổ chức chương trình khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú trong năm 2025.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Hạ Long
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trong công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng, từ ngày 5 đến ngày 6/3, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về "Nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025".
Khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí tại CDC Quảng Ninh
Thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), từ ngày 3 – 7/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Quảng Ninh sẽ tổ chức khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn thành phố Hạ Long.
CÚM MÙA GIA TĂNG MẠNH MÙA ĐÔNG XUÂN - CDC QUẢNG NINH KHUYẾN CÁO BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
Cúm mùa đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều địa phương. Đặc biệt, khí hậu lạnh và thời tiết nồm ẩm như thời gian gần đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây nhiễm của vi rút cúm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, nhất là chăm sóc về mặt vật chất, tinh thần, tạo điều kiện cho người cao tuổi được hưởng đầy đủ chính sách chăm sóc sức khỏe từ gia đình tới cộng đồng. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng sống và phát huy được vai trò của người cao tuổi.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025