Đừng uống kháng sinh nếu bị ho, cảm dưới 5 ngày
Một báo cáo cuối tuần qua cho thấy cứ 7 bệnh nhân thì có một người không thể sử dụng kháng sinh vì loại thuốc này ngày càng không hiệu quả. Các chuyên gia cảnh báo vấn đề này có thể gây tử vong cho số lượng đáng kể những người Anh bị các nhiễm trùng như viêm phổi.
Những thắc mắc thường gặp của bệnh nhân khi dùng kháng sinh:
"Tôi cần kháng sinh vì không thể nghỉ việc lâu".
Đây là câu thường nghe từ nhiều bệnh nhân bị cảm, cúm. Nhiều người thường mua kháng sinh để nhanh khỏi bệnh. Tất nhiên, nếu bạn có những dấu hiệu của nhiễm khuẩn thực sự như viêm amidal hay nhiễm trùng da thì cần dùng kháng sinh ngay.
Tuy nhiên, với ho, cảm lạnh và đau họng - dấu hiệu cho thấy bạn nhiễm virus thì kháng sinh không hiệu quả. Việc nghĩ uống kháng sinh để nhanh phục hồi là hoàn toàn sai lầm. Virus cần thời gian để xử lý - nhiều trường hợp có thể lên tới hai tuần - và người lao động phải biết điều này. Người bị cảm lạnh sẽ không thể khá hơn trong hai ngày. Ngày nay, nhiều thứ có thể cải thiện ngay lập tức nhưng phục hồi ngay sau khi nhiễm virus là không thể, vì vậy tất cả chúng ta cần học cách kiên nhẫn hơn.
Khi uống kháng sinh, bạn cũng tự đặt mình vào mối nguy gặp các tác dụng phụ như phát ban, buồn nôn, mệt mỏi. Kháng sinh giết hại những vi khuẩn tốt tự nhiên trong cơ thể - và đó là lý do người ta dễ bị nấm và tiêu chảy sau khi dùng chúng.
"Nhưng rõ ràng lần gần đây nhất bác sĩ cho tôi dùng thuốc và có tác dụng" - là câu hay được đưa ra để biện luận. Thực tế, mỗi loại nhiễm trùng trong cơ thể là khác nhau - có thể do vi khuẩn hoặc virus với các chủng khác nhau gây nên. Và cơ thể bạn có thể yếu hay khỏe hơn tại thời điểm bị bệnh. Điều này ảnh hưởng tới thời gian bạn hồi phục nhanh hay chậm, khi có hoặc không có bất cứ sự can thiệp nào.
![]() |
Ảnh minh họa: Independent.co.uk. |
"Lần ốm trước tôi cần uống kháng sinh có nghĩa là lần sau cũng cần?"
Không phải vậy. Một loại nhiễm trùng mới được xem xét là một vấn đề riêng biệt và sẽ có cách xử lý phù hợp. Lần trước bạn dùng thuốc và thấy có vẻ hiệu quả nhưng thực tế bạn hồi phục một cách tự nhiên.
Tất nhiên, có những bệnh nhân có các vấn đề tự thân khác như bệnh phổi - thì cần kháng sinh vì họ dễ biến chứng viêm phổi. Nhưng phần lớn với bệnh nhân, việc này là không hợp lý.
"Tôi cần thuốc kháng sinh vì đã thử tất cả các phương pháp mà không tác dụng".
Bạn cần biết là, thuốc không kê đơn không có tác dụng chữa bệnh. Thuốc ngậm dịu họng, siro ho và các biện pháp khắc phục cúm chỉ để giảm triệu chứng: chúng giúp ta cảm thấy dễ chịu hơn tạm thời trong lúc hệ miễn dịch đang chiến đấu với bệnh. Đó không phải là cách chữa trị và sau vài giờ, hiệu quả của chúng sẽ hết. Khi đó, bạn sẽ dùng thêm liều và tiếp tục cho đến khi bệnh khỏi một cách tự nhiên. Có thể giảm các triệu chứng bệnh bằng những loại thuốc thông dụng như paracetamol, ibuprofen và aspirin - giúp hạ sốt, giảm đau họng.
"Tôi biết tôi cần kháng sinh vì tôi có đờm màu xanh lá cây".
Đây là một khái niệm được củng cố vững chắc nhưng hoàn toàn sai. Triệu chứng báo động tất cả các bệnh nhân cần biết là: ho ra máu, sụt cân đột ngột và nghiêm trọng, đổ mồ hôi vào ban đêm và khó thở. Còn quan niệm có đờm xanh hoặc chất nhầy thì phải uống kháng sinh là sai, với những người khỏe mạnh. Thực tế, đờm có thể màu xanh hay vàng khi bạn bị nhiễm trùng nhưng thường là không phải do virus và không cần dùng thuốc.
"Nếu không dùng thuốc, tôi phải làm gì?".
Đầu tiên, hãy biết rằng bệnh do virus sẽ cần một tuần hoặc hơn để hồi phục. Bạn cần phải khôn ngoan, áp dụng những cách đúng để khắc phục bệnh, ngay từ lúc mới nhiễm. Hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, kể cả khi vừa chớm bị, và giảm mọi hoạt động không cần thiết để cơ thể có thể bình phục.
Thứ hai, duy trì lượng nước của cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn súp nóng. Khi bị bệnh, cơ thể bớt thèm ăn, đó là điều bình thường, đừng lo lắng.
Cuối cùng, hãy xem xét một số thuốc không kê đơn. Việc dùng thuốc giảm triệu chứng bệnh có thể giúp bạn đỡ khó chịu, giảm đau. Các loại thuốc gốc ibuprofen, paracetamol và aspirin rất tốt giúp giảm đau, hạ sốt và bớt đau cơ - những thứ thường đi liền khi nhiễm virus.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.