Gan nhiễm mỡ - Bệnh không chỉ của ‘sâu’ rượu
Xin giới thiệu cuộc trao đổi thú vị với GS. BS Janusz Cianciara, giám đốc Bệnh viện Các bệnh về Gan, Ba Lan.
+Thưa giáo sư, gan nhiễm mỡ thực chất là bệnh gì?
- Đó là tình trạng tích tụ quá nhiều các nguyên tố chất béo trong tế bào gan – hepatocyty. Tình trạng nhiễm mỡ mức độ cao có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng gan. Không hiếm trường hợp gan nhiễm mỡ còn đi kèm với viêm gan. Giai đọan tiếp theo của tình trạng này là hiện tượng xơ hóa tế bào và hậu quả sau vài năm hoặc hơn chục năm có thể dẫn đễn xơ gan.
Bởi lẽ gan nhiễm mỡ được phát hiện ngày càng nhiều ở những người không hề lạm dụng rượu, gần đây người ta đã đưa vào khái niệm: gan nhiễm mỡ không rượu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh dạng này: thừa cân, nhất là béo phì, tiểu đường dạng 2, rối lọan trao đổi chất béo, lối sống lười vận động, lạm dụng tân dược và ma túy. Gan nhiễm mỡ cũng có thể xuất hiện trong bệnh viêm gan virus C.
+ Ở vị trí hàng đầu nguyên nhân gan nhiễm mỡ, giáo sư nhắc đến béo phì. Liệu tất cả người béo phì đều bị kết án bệnh này?
- Theo số liệu thóng kê, tại Ba Lan, khoảng 60% đối tượng phát phì bị gan nhiễm mỡ. Tại Mỹ và Đức tình hình cũng không khá hơn. Nhìn chung đa số người béo phì sớm muộn cũng trở thành nạn nhân của chứng bệnh này. Có nhiều nguyên nhân khiến người béo phì dễ bị bệnh tấn công. Trong đó có thực tế đối tượng này thường bị bệnh áp huyết cao, bệnh mạch vành, bệnh tiểu đường dạng 2, bệnh rối loạn chuyển hóa chất béo và cácbônác. Tất cả những chứng bệnh đã kể, kết hợp với gan nhiễm mỡ tạo thành hội chứng chuyển hóa. Nếu tình trạng gan nhiễm mỡ được phát hiện sớm, có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của hội chứng chuyển hóa bằng các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng đạt được kết quả mong muốn, bởi gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa thường mang tính di truyền ở mức độ lớn.
+ Y học hiện đại lý giải thế nào về sự hình thành ghi chép “khuyết tật” di truyền?
- Theo tôi, chúng ta được tạo hóa trang bị ghi chép di truyền đã tiên đoán lối sống và phương pháp dinh dưỡng khác. Tổ tiên loài người từng hoạt động chạy nhiều, săn bắt, chủ yếu ăn thịt, hiện nay chúng ta đi lại bằng các phương tiện cơ giới, ít hoạt động thể chất, tức đốt cháy ít năng lượng, tất nhiên về phương diện chuyển hóa. Thêm nữa bộ phận đáng kể nhân loại dinh dưỡng không lành mạnh – hệ quả của nhiều nguyên nhân, trong đó có sự dễ dàng tiếp cận thực phẩm và cách thức chế biến nhiều khi phi khoa học (thí dụ, đồ ăn nhanh). Hậu quả tiếp theo dẫn đến tình trạng rối loạn trao đổi chất, mà tình trạng béo phì và thừa cân là kết cục tất yếu. Đây là hiện tượng ngày càng phổ biến, liên quan đến cả trẻ em và thanh thiếu niên. Dẫu sự thật thỉnh thoảng gan nhiễm mỡ xuất hiện ở người gầy, song tỷ lệ rất thấp so với đồng loại béo mập.
+ Bị gan nhiễm mỡ, nạn nhân có nhận thấy triệu chứng rõ ràng: đau gan, khó tiêu?
- Gan không đau, bởi không có mạng thần kinh. Tuy nhiên nếu như vì bệnh nó phình to thái quá dung tích và lấn chiếm diện tích túi bọc bên ngoài, khi ấy sẽ có cảm giác chèn ép, khó chịu, đôi lúc quặn đau dưới mạng sườn, bên phải. Tuy nhiên chúng không rõ rệt và không phải lúc nào cũng là dấu hiệu khẳng định các bệnh về gan. Những người bị gan nhiễm mỡ có thể cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh và không bị bất cứ trục trặc gì về tiêu hóa. Tất nhiên chỉ đến thời điểm, khi bắt đầu xuất hiện những tín hiệu đầu tiên khẳng định, gan đã “không thể tự xoay sở” với tình trạng nhiễm mỡ. Không hiếm trường hợp xuất hiện tình trạng suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ và thậm chí trầm cảm ở những nạn nhân gan nhiễm mỡ hoặc hội chứng chuyển hóa. Những triệu chứng này thường tự biến mất sau thay đổi lối sống, không cần uống thuốc.
+ Theo giáo sư, cần thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán gì, trường hợp nghi ngờ, gan nhiễm mỡ?
- Trước tiên là siêu âm vòm bụng. Trên màn hình, gan nhiễm mỡ có đặc điểm khác thường – nhìn như mầu trắng. Tiếp theo là những xét nghiệm quan trọng như kiểm tra nồng độ đường trong máu, nồng độ trigliceryd và cholesterol với các thành phần HDL và LDL và kiểm tra men gan.
Dạng điển hình của gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa là nồng độ cholesterol chung có thể bình thường, trái lại nồng độ HDL (cholesterol có ích) lại quá thấp và nồng độ trigliceryd có thể quá cao. Men gan thường cao.
+ Người không thuộc ngành y cho rằng, men gan cung cấp nhiều thông tin nhất về sức khỏe của cơ quan này. Sự thật thế nào, thưa giáo sư?
- Men gan cao có thể không phải vì lý do bệnh lý của cơ quan này. Sau nỗ lực thể chất lớn, bệnh lý đường mật và túi mật…cũng có thể làm men gan tăng cao. Hiện tượng men gan cao dạng thứ hai thường mang tính nhất thời cũng quan sát được khi uống một số loại tân dược, thí dụ statyn. Những loại thuốc này phát huy hiệu quả trong điều trị các bệnh hệ tim-mạch và phòng chống bệnh xơ vữa thành mạch, song rất độc hại đối với gan. Trái lại bệnh viêm gan mạn tính do virus và gan nhiễm mỡ có thể tiến triển với trạng thái men gan bình thường. Vì thế chỉ riêng phép thử men gan chưa đủ, để đánh giác mức độ tổn thương gan.
Cần thiết những phân tích chính xác hơn – cần đánh giá chức năng gan dựa trên kết quả tổng hợp protein, chủ yếu các nhân tố kết dính và albumin. Chỉ một khi có kết quả tất cả những xét nghiệm đã kể, mới có thể kết luận về chức năng tổng thể của gan như một cơ quan của cơ thể.
+ Có thể điều trị hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ?
- Có thể ở mức độ đáng kể và việc chữa trị nhiều khi rất đơn giản – chỉ cần chuyển sang thực đơn hợp lý (nếu trước đó áp dụng chế độ dinh dưỡng không lành mạnh), vứt bỏ vài kilôgam dư thừa – với đối tượng thừa cân và quan tâm hoạt động thể chất thích đáng.
Sau thời gian nhất định thực hiện lối sống lành mạnh tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ giảm thiểu, song thường không biết mất hoàn toàn. Tuy nhiên sở hữu 5% tổng số tế bào gan nhiễm mỡ vẫn khỏe hơn 80%.
Phát huy vai trò chống bệnh tích cực có các vitamin sở hữu tính năng chống oxy hóa như vitamin C và E, các fosfolipid. Những nguyên tố thứ hai sẵn có trong màng tế bào cơ thể. Một số tân dược (thí dụ Syliflex, Essentiale Forte, Esseliv…) giúp phục hồi và tái cấu trúc tế bào gan. Chúng là thực phẩm chức năng cần thiết đối với nạn nhân gan nhiễm mỡ.
+ Giáo sư đánh giá thế nào về những tân dược khác được coi như lá chắn bảo vệ gan, cũng có nguồn gốc thực vật?
- Quan trọng nhất, tất cả phải qua khâu kiểm định và nghiên cứu nghiêm túc, thí dụ thuốc được sản xuất dựa trên nền ostropest plamitic, trong đó có Sylimarol đã được kiểm chứng, nếu sử dụng liều thích hợp và trong thời gian nhiều tháng. Hai loại thuốc Heparegen và Liv 52 cũng phát huy hiệu quả bảo vệ tế bào gan. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là dinh dưỡng thích hợp và chăm hoạt động thể dục thể thao.
+ Theo giáo sư, những thành phần cơ bản nào trong thực đơn có lợi dành cho gan?
- Quan trọng nhất là duy trì tỷ lệ thích hợp chất béo, chất đạm và chất bột-đường. Chất béo thực vật và từ cá biển cần chiếm tỷ trong cao hơn so với chất béo từ thịt và bơ. Chất bột và đường với số lượng hợp lý cũng là thành phần hữu ích của thực đơn. Những người béo phì hoặc thừa cân cần tránh ăn mật ong, mứt hoa quả và đường. Gan thích thực đơn cân bằng và phong phú. Cho dù không thể làm thay đổi bản chất di truyền, song bằng lối sống lành mạnh và thực đơn hợp lý, chúng ta có thể “sửa chữa” được 20-30% các rối loạn có nguồn gốc từ khiếm khuyết trao đổi chất.
- Chỉ kiểm tra men gan chưa đủ, để đánh giá thực trạng chức năng gan. Cần phải thực hiện một số xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Thậm chí sử dụng những loại thuốc thông dụng phổ biến cũng có thể gây tác động tiêu cực đến chức năng gan.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh