Gia tăng sởi ở người lớn, lo ngại bùng phát dịch
![]() |
PGS, TS Đỗ Duy Cường khám cho thai phụ mắc sởi. |
Sởi người lớn: nguy cơ với thai phụ, người có bệnh nền
PGS, TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, theo ghi nhận của Bộ Y tế, năm 2018 - đầu năm 2019 có số ca mắc sốt phát ban vì sởi tăng đột biến. Nếu như năm 2017 có 330 ca thì đến 2018, có tới 5.100 ca.
Năm dịch sởi 2014, khoa Truyền nhiễm điều trị cho khoảng 100 trường hợp sởi người lớn thì từ mùa đông xuân 2018 đến nay, số ca mắc đến khám và điều trị khoảng 50 ca, đặc biệt là tăng cao trong những tháng đông xuân. Trong đó, nữ giới mắc nhiều hơn nam giới, ở độ tuổi 25-30 tuổi. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình có khoảng 20 trẻ nằm viện điều trị/ngày.
BS Cường cảnh báo “Sởi sau một đợt yên ắng khoảng mấy năm rất dễ bùng phát trở lại. Chỉ mới tuần đầu 2019 đã có sáu ca nằm điều trị, riêng sáng nay có thêm 2-3 ca nhập viện. Chúng tôi muốn cảnh báo rất có thể dịch sởi xảy ra theo chu kỳ 4-5 năm, kể từ năm 2014”.
Tại khoa Truyền nhiễm hiện tại có sáu ca phải nhập viện vì mắc sởi nặng, trong đó có hai ca đặc biệt. Ca đặc biệt đầu tiên là một thai phụ có bầu ở tuần 24. Chị Nguyễn T.T.H (30 tuổi ở Sơn Tây, Hà Nội) cho biết chị bị sốt cao hai ngày, đi khám thì được chuyển sang BV Bạch Mai và được bác sĩ chẩn đoán mắc sởi. Anh Phùng Văn Đức, chồng bệnh nhân H. cho biết, khi nhập viện, vợ anh bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban ở mặt và người. Dù biết bệnh sởi có thể phòng được bằng vaccine nhưng trước khi mang thai chị H quên tiêm vaccine phòng bệnh. BS Cường cho biết, trường hợp này bắt đầu xuất hiện biến chứng viêm phế quản, nên phải được theo dõi tại bệnh viện.
Bệnh nhân Nguyễn T. T (37 tuổi ở Hà Nội) cho biết, chị là một nhân viên y tế đang làm việc tại một bệnh viện ở Hà Nội. Trước khi nhập viện, gia đình và người nhà chị T. không có ai mắc sởi, nên chị nghi mình bị nhiễm sởi do tiếp xúc với bệnh nhân tại bệnh viện. Chị T cho hay, chị chỉ có các triệu chứng ho, sốt cao thông thường, sau đó xuất hiện các nốt phát ban trên mặt và người, đi khám mới biết mình đã mắc sởi. Điều đáng nói là chị T cũng không tiêm phòng sởi.
Không chủ quan với bệnh sởi
PGS, TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, những tháng mùa đông xuân là cơ hội thuận lợi cho virus sởi phát triển. Nguy hiểm là nhiều người mắc sởi mà không biết. Có một số trường hợp được chuyển đến từ khoa dị ứng thuốc do bị chẩn đoán ban đầu sai như sốt do virus hay rubella…
![]() |
PGS, TS Đỗ Duy Cường lo ngại bùng phát dịch vào mùa đông xuân. |
Triệu chứng ở sởi người lớn rất dễ nhận biết như sốt cao, phát ban mọc ở mặt, sau tai, gáy lan dần xuống cổ và tay chân. Sau 3-5 ngày sẽ phát ban toàn thân với các ban lần xần trên mặt da, không ngứa. Sau đó, bệnh nhân kèm theo hội chứng viêm long ho, chảy nước mắt, mũi, kết mạc đỏ… Sau một tuần ban bay dần từ mặt xuống chân tay, để lại vết da thâm.
Nếu không có biến chứng, 90-95% bệnh nhân mắc sởi sẽ khỏi. Tuy nhiên, có một số có biến chứng với người mắc sởi như viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm. Sởi do virus gây ra nhưng khi bị bội nhiễm dễ gây viêm não, tiêu chảy, suy giảm miễn dịch kèm theo, kiết lỵ, giảm hấp thu dẫn tới suy dinh dưỡng… thậm chí có thể tử vong, nhất là bội nhiễm ở trẻ nhỏ. Nếu thai phụ mắc sởi có thể dẫn tới sinh non hoặc sảy thai nên cần phải theo dõi kỹ lưỡng.
BS Cường nhấn mạnh, sởi là bệnh lành tính, không phải dịch bệnh nguy hiểm. Vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng sởi, không nên để xảy ra mới chữa. BS Cường khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên cho con đi tiêm phòng theo đúng lịch, tiêm nhắc lại đúng lịch. Trước khi kết hôn, sinh con thì phụ nữ nên đi tiêm uốn ván, sởi, rubela, cúm, viêm gan B…
Trong điều trị bệnh sởi ở người lớn, các bác sĩ cho biết nguyên tắc điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng như hạ sốt, kết hợp với vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng, theo dõi biến chứng của người bệnh. PGS Cường lưu ý, người mắc bệnh sởi không nên bôi các loại thuốc lên da. Người dân còn có quan niệm bệnh sởi phải kiêng tắm rửa là hoàn toàn không đúng, nếu không vệ sinh sạch sẽ, người bệnh có nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng rất nguy hiểm.
TS, BS Lê Xuân Luật, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, với trẻ nhỏ có mẹ đã tiêm phòng sởi trước khi mang thai, nên tiêm phòng sởi lúc 9 tháng tuổi. Tuy nhiên với trẻ sinh ra từ mẹ không được tiêm phòng sởi 3 tháng trước khi có thai có thể cân nhắc tiêm phòng sởi cho trẻ khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc tiêm phòng sởi cho trẻ 6 tháng hoặc 9 tháng tuổi đều bảo đảm an toàn cho bé.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025
Trong 02 ngày 20 – 21/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí tổ chức lớp tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025 tại đơn vị và các Trạm Y tế trực thuộc.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Cẩm Phả
Thực hiện Kế hoạch số 327/KH-TTKSBT ngày 26/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh về Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025. Ngày 4/3, tại thành phố Cẩm Phả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
- Bệnh cúm mùa
- Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh