16/7/2012 | 8:29:18 PM

Giải mã các hiện tượng quen thuộc của cơ thể

Giải mã các hiện tượng hàng ngày như "cậu nhỏ" cương cứng vào mỗi sáng, khóc lóc mếu máo, cười hở 10 cái răng...

1. Khóc

Chúng ta chảy nước mắt khi cơ thể bị kích thích, do một củ hành cay xè hoặc khi bị đau. Vậy tại sao ta lại khóc khi xem một bộ phim cảm động hay gặp chuyện buồn?

Các nhà khoa học đã giải thích rằng, não bộ của chúng ta tiết ra Adrenocorticotropic hormone (hay ACTH) khi gặp chuyện căng thẳng. Hormone này kích hoạt cortisol (loại hợp chất hữu cơ tự nhiên được tổng hợp bởi các tuyến nội tiết trong cơ thể) - một tác nhân gây ra stress.

Cường độ stress tăng lên lại kích thích sản sinh ACTH, nó như một vòng xoay không có kết thúc.

Đế chống lại stress, bộ não xử lý lượng hormone dư thừa bằng cách thải chúng ra ngoài cơ thể thông qua nước mắt. Nhờ vậy, nồng độ các hormone gây stress trong cơ thể quay trở về mức độ cân bằng. Do vậy, chúng ta thường cảm thấy thanh thản hơn sau khi khóc xong.

2. Hiện tượng “chào cờ buổi sáng” của XY

Buổi sáng khi ngủ dậy, "cậu nhỏ" của XY thường có hiện tượng cương cứng. Vậy nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?

Giống như tất cả các cơ bắp khác của cơ thể, cơ dương vật cũng cần phải được “tập thể dục”. Trong khi ngủ, cứ một chu kỳ 85 phút thì dương vật lại cương cứng trong 25 phút. Các chu kỳ này nối tiếp nhau cho đến khi XY ngủ dậy.

Nếu XY thức dậy đúng khoảng thời gian 25 phút “luyện tập” của chu kỳ, XY sẽ thấy mình đang cương dương.

Một điều thú vị là chu kỳ "chào cờ" này không chịu sự kiểm soát của não bộ. Do đó, hiện tượng cương về đêm nhiều lúc không liên quan đến những giấc mơ trong khi ngủ.

3. Nấc - bằng chứng của tiến hóa

Các nhà khoa học cho rằng, nấc là một hiện tượng sinh lý và không có ích lợi gì đối với cơ thể con người. Không những thế, nó còn gây ra sự khó chịu khi chúng ta ăn uống hay nói chuyện nữa. Vậy tại sao con người lại nấc và hiện tượng này xuất hiện từ bao giờ?

Cách đây hàng trăm triệu năm, một số loài cá chuyển lên sống trên cạn. Trải qua quá trình tiến hóa, chúng trở thành những động vật lưỡng cư, vừa có phổi để thở trên cạn nhưng vẫn duy trì mang để hô hấp dưới nước.

Khi ở dưới nước, những sinh vật lưỡng cư này phải đóng thanh môn, một bộ phận hô hấp để ngăn không cho nước vào phổi. “Nấc” xảy ra khi những sinh vật này hút nước nhanh vào khoang miệng để lọc oxy tại mang, đồng thời nhanh chóng đậy kín thanh môn không cho nước lọt vào phổi. Để thở được dưới nước, chúng không thể không “nấc”.

Sau đó, một nhóm lưỡng cư cổ tiếp tục tiến hóa thành những động vật sống trên cạn, trong đó có con người. Do đó, hiện tượng nấc sót lại như một bằng chứng về sự tiến hóa.

4. Tiếng cười là liều thuốc bổ

Dân gian ta có câu: “Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ” và khoa học hiện đại đã chứng minh, câu nói trên hoàn toàn có cơ sở thực tế.

Khi cười, não ta tiết ra một chất hóa học có tác dụng giảm đau là endorphin. Trong một thử nghiệm, người tham gia được xem 15 phút phim hài. Sau khi xem xong, các nhà khoa học nhận thấy, giới hạn chịu đau của họ tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, tiếng cười còn giúp giải tỏa những căng thẳng tâm lý nữa.


Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814