Giải mã thói quen dễ gây đau lưng
Hiện có khoảng 56% người bị đau lưng do ảnh hưởng bởi các hoạt động hằng ngày bao gồm cả giấc ngủ và tình dục.
Theo Todd Sinett- tác giả của cuốn The Truth about Back Pain (Sự thật về đau lưng) cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đau lưng. Dưới đây là một số thói quen hàng ngày liên quan tới những cơn đau đó.
Ngồi tại bàn quá nhiều
Nguyên nhân: Ngồi làm tăng áp lực 40% lên cột sống của bạn hơn là đứng. Khi căng thẳng vì công việc, bạn không còn nghĩ đến việc duy trì tư thế thích hợp. Sau một ngày làm việc bận rộn, bạn cũng chẳng muốn dành thời gian để tập thể dục.
Tuy nhiên bỏ qua thói quen này sẽ gây hại cho lưng của bạn. Cơ bắp của bạn sẽ trở nên yếu, khớp không hoạt động sẽ không được bôi trơn và lão hóa một cách nhanh chóng hơn.
Cách khắc phục: Ngồi ở một góc 135 độ có thể làm giảm sức ép của đĩa đệm ở cột sống, vì vậy bạn nên hơi nghiêng lưng khi ngồi. Bạn nên vận động khi nói chuyện điện thoại hoặc lúc trao đổi với đồng nghiệp, Sinett khuyến cáo.
Hãy chắc chắn rằng chiếc ghế văn phòng của bạn nâng đỡ các đường cong của cột sống: Lưng dưới cần được nâng đỡ và đầu thẳng, không cúi về phía trước khi nhìn vào màn hình máy tính. Hãy đứng dậy và đi bộ vài phút mỗi giờ khi đi uống nước, sử dụng nhà vệ sinh hay lấy giấy tờ ra khỏi máy in.
Những chuyến đi dài
Nguyên nhân: Giống ngồi tại bàn, ngồi trước vô lăng ôtô có thể thắt chặt cơ ngực và khiến vai khum lại. Ngồi sai tư thế rút năng lượng của bạn và làm bạn trông nặng nề hơn, chưa kể gây ra vấn đề ở lưng và cổ.
Đau lưng là vấn đề số một của các bệnh nhân tìm tới cơ sở của bác sĩ Darran W. Marlow, giám đốc bộ phận nắn khớp xương tại bệnh viện chuyên về lưng ở Texas (Mỹ). Ông khuyên họ đầu tiên là nên nghĩ đến việc thay đổi tư thế lái xe.
Cách khắc phục: Hãy đảm bảo bạn ngồi ở góc 90 độ, gần tay lái, để không phải cố rướn mình ra khi lái xe. Ngoài ra, việc ngồi lái xe ở tư thế dang rộng hai chân cũng dễ gây hại cho lưng nhưng nhiều người lại không nhận ra mình làm điều đó.
Lười tập thể dục
Nguyên nhân: Một nghiên cứu cho thấy 40% người bị đau lưng trở nên ít vận động hơn và điều này làm cơn đau của bạn lâu lành, thậm chí tệ thêm.
Cách khắc phục: Theo tiến sĩ, bác sĩ phẫu thuật Raj Rao, hầu hết các bệnh đều được cải thiện nhờ tập thể dục, đặc biệt là đi bộ đều đặn sẽ làm giảm cứng khớp. Để giảm đau ngay lập tức, bác sĩ khuyên nên kéo căng gân kheo và hông. Những cử động này sẽ giúp luyện cơ lưng.
Không tập yoga
Các bài thể dục đều giúp cải thiện lưu thông máu và làm giảm căng thẳng, thúc đẩy cơ thể phục hồi sau cơn đau. Yoga là bài tập tốt nhất.
Nghiên cứu từ Đại học Washington cho thấy yoga giúp giảm bớt cơn đau vùng thắt lưng nhanh hơn so với các bài tập thông thường. Lý do là yoga thúc đẩy sự hít thở sâu và thư giãn cũng như kéo căng và rèn độ dẻo dai, đồng thời giúp thoải mái tinh thần và giảm bệnh đau lưng.
Cách khắc phục: Bạn có thể tìm kiếm các lớp học yoga ở khắp mọi nơi. Hãy nói với người hướng dẫn về bệnh của bạn để được chỉ dẫn cụ thể về các động tác đặc biệt hữu ích với bạn. Hãy xem video yoga để có cách luyện tập đúng cách.
Nghiện bài tập cuộn thân
Nguyên nhân: Ngồi và tập bài tập cuộn thân thực sự có thể gây đau lưng hơn, bác sĩ Sinett nói. Chúng ta biết phần tâm cơ thể (bụng, hông, lưng dưới) khỏe sẽ bảo vệ lưng, đó là sự thật. Nhưng bài tập cơ bụng không giúp ổn định lưng của bạn.
Trên thực tế, bài tập cơ bụng có thể làm bạn đau lưng hơn bằng cách gây ra sự mất cân bằng. Đó là khi tình trạng cơ thể bị nén quá mức, kết quả là phần tâm cơ thể của bạn cong về phía trước như hình chữ C.
Cách khắc phục: Bạn không phải cần phải ngừng tập bài tập cuộn thân nhưng nên tập từ từ và sử dụng hình thức thích hợp. Hãy tập luyện để tăng cường cơ bụng ngang. Cơ này đặc biệt quan trọng đối với việc giúp ổn định phần tâm cơ thể và hỗ trợ lưng của bạn. Bạn sẽ giảm số đo vòng eo trong khi cải thiện tư thế và làm giảm đau lưng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Để cho đi là còn mãi
Tháng 4 vừa qua, tại Quảng Ninh, một ca hiến tạng từ người cho chết não, anh Dương Minh Đức, đã trao cơ hội sống mới cho 7 người, trong đó có 2 trường hợp trẻ em. Từ câu chuyện nhân văn của anh Đức, tình yêu thương, sự sẻ chia đã được lan toả rộng khắp, không chỉ tại Quảng Ninh mà còn trong cả nước. Nhiều người, trong có cả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đã tự nguyện đăng ký tham gia hiến tạng, để “Cho đi là còn mãi”.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế
Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng, mức hưởng tùy theo nhóm đối tượng và tình trạng bệnh. Việc tham gia BHYT đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân, giúp mọi người được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.