Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Hiện nay, các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, rối loạn tâm thần... có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người bệnh và là gánh nặng cho xã hội.
Ước tính đến nay, toàn tỉnh có gần 77.094 bệnh nhân tăng huyết áp, trong đó, có gần 26.118 bệnh nhân được quản lý điều trị và gần 11.828 bệnh nhân trong số này đạt được mục tiêu điều trị. Có gần 20.014 bệnh nhân mắc đái tháo đường, trong đó, có hơn 3.408 bệnh nhân được quản lý điều trị và 1.117 bệnh nhân trong số này đạt mục tiêu điều trị. Số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gần 9.200 người, gần 4.800 bệnh nhân ung thư, tâm thần các thể.
Để điều trị hiệu quả các bệnh không lây nhiễm, việc triển khai quản lý người bệnh ngay tại cơ sở là giải pháp mang tính bền vững đang được ngành y tế tỉnh Quảng Ninh tập trung triển khai.
Bác sĩ Trạm y tế phường Phong Cốc (TX Quảng Yên) thử đường huyết sàng lọc bệnh tiểu đường cho người dân đến khám tại trạm.
Được biết, hằng năm, các Trung tâm Y tế huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức các đợt khám, sàng lọc, tầm soát bệnh ngay tại trạm để phát hiện kịp thời các bệnh nhân bị bệnh không lây nhiễm nhằm quản lý theo dõi, tư vấn điều trị, cấp thuốc.
Để nâng cao hiệu quả quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, thời gian qua, ngành y tế tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động như: tập huấn nâng cao năng lực về truyền thông phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến cơ sở.
Triển khai các mô hình, dự án quản lý các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính; thường xuyên tổ chức các đợt khám sàng lọc để phát hiện sớm các bệnh nhân.
Bác sỹ Đỗ Mai Liên, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh KLN&DD, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Hiện nay, tình trạng số người mắc các bệnh không lây nhiễm, nhất là bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường ngày càng phổ biến. Số người được phát hiện, quản lý, điều trị tại trạm y tế xã vẫn chưa đạt yêu cầu do một số bộ phận người dân vẫn muốn được điều trị tại tuyến huyện, gây áp lực lớn cho y tế tuyến trên và gây tốn kém cho bệnh nhân.
Các bệnh không lây nhiễm nếu không được quản lý, điều trị và kiểm soát tốt sẽ là nguy cơ trở thành gánh nặng sức khỏe cho người bệnh. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, ngành y tế sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành và hiểu biết của người dân trong phòng, chống các bệnh không lây nhiễm. Đặc biệt là nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng".
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 – Nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 1991 và đã trở thành một ngày chính thức của Liên hợp quốc vào năm 2006. Đây là dịp để nhắc nhở và nâng cao nhận thức của cộng đồng toàn cầu về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tạo ra một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh – không chỉ về mặt y tế mà còn về tinh thần và xã hội.
Người trẻ tuổi ngày càng dễ mắc đái tháo đường type 2
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc điểm tăng đường huyết mạn tính, do cơ thể không sản xuất đủ insulin, sử dụng insulin không hiệu quả, hoặc cả hai. Hậu quả lâu dài của bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.
Ba thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học xác định ba yếu tố ăn uống tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gồm: ăn ít ngũ cốc, ăn nhiều gạo và thịt chế biến sẵn.
Những thói quen ăn sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu
Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu của bạn.
Đi bộ sau bữa ăn giúp ích gì cho người bệnh tiểu đường?
Theo một số nghiên cứu gần đây, việc đi bộ sau khi ăn sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh tiểu đường.
Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).
Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.
Vì sao người gầy vẫn mắc bệnh tiểu đường?
Người có cân nặng bình thường, thậm chí gầy cũng có thể mắc bệnh tiểu đường do yếu tố di truyền, thiếu vận động, ăn uống thiếu lành mạnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh