Giao lưu trực tuyến phòng chống dịch cúm gia cầm và chủng cúm mới H7N9
Các khách mời có mặt tại Đài PTTH Quảng Ninh để trả lời câu hỏi của độc giả |
Ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Ninh trả lời câu hỏi của độc giả |
Nhiều câu hỏi của độc giả quan tâm đến cách phòng chống cúm AH7N9 được gửi tới BS Ninh Văn Chủ, GĐ TT Y tế dự phòng Quảng Ninh |
NỘI DUNG GIAO LƯU
Võ Hạ Uyên, Cẩm PhảXin bác sỹ cho biết những đối tượng nào dễ bị nhiễm cúm H7N9 nhất ạ. Em có bệnh viêm mũi mãn tính, có dễ bị nhiễm bệnh không. Phải phòng chống như thế nào?
Những người có sức đề kháng thấp như người già, trẻ em, phụ nữ có thai khi tiếp xúc với VR Cúm A(H7N9) . Nhưng người tiếp xúc gần như chăn nuôi, vận chuyển, chế biến nếu không có các biện pháp phòng vệ rất có thể là những người nhiễm đầu tiên.
Việc em bị viêm mũi đấy cũng là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của VR Cúm A(H7N9) vào cơ thể. Muốn phòng tránh chúng ta cần thực hiện tốt 5 thông điệp của Bộ Y tế. Bản thân phải tăng cường sức đề kháng, tránh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh, thực hiện ăn uống hợp vệ sinh, sử dụng các biện pháp phòng vệ như sử dụng khẩu trang đúng cách….
Ngô Duy Vũ, Hạ LongThưa ông, hiện nay ở các vùng nông thôn Quảng Ninh, tình hình dịch diễn biến thế nào ạ?
Vũ Linh, Hoành BồÔng có thể cho biết mức độ nguy hiểm của chủng cúm mới H7N9? Bệnh có nguy cơ lây từ người sang người không và hiện nay đã có vacxin để phòng tránh bệnh này chưa?
Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng là Cúm A(H7N9) lây từ người sang người.
Hiện nay vẫn chưa có VX phòng bệnh này nhưng chắc chẵn sẽ có trong thời gian gần, khi có chủng virut này ở VN cũng sẽ tiến hành sản xuất VX phòng Cúm A(H7N9) trên người và trên gia cầm.
Bùi Thanh Tuyền, Móng CáiThưa bác sỹ, em đang có bầu, nhưng trước đó đã tiêm phòng đầy đủ trong đó có cả tiêm phòng cảm cúm vậy có sợ lây cúm H7N9 này nữa không ạ?
Vì chưa có loại vac xin cho Cúm A(H7N9), chị đã tiêm vac xin cúm trước đây thì không có khả năng phòng phòng được bệnh Cúm A(H7N9).
Trần Duy Hải, Móng CáiXin hỏi ông Đoàn Duy Ái, trước tình hình H7N9 xuất hiện tại Trung Quốc, Chi cục thú y đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh lập chốt kiểm dịch hay chưa?
Hoàng Thu Quyên, Đầm HàTại các cửa khẩu của Quảng Ninh đã triển khai máy đo thân nhiệt để kiểm tra, phòng dịch từ những khách qua cửa khẩu chưa. Vì tôi thấy ở Trung Quốc đã có nhiều người tử vong vì cúm H7N9. Liệu có thể dẫn đến lây lan dịch từ khách du lịch qua cửa khẩu không?
Trần Thụ, Hà An, Quảng YênNhà tôi có đàn gà 10 con, mấy ngày gần đây có biểu hiện bỏ ăn, hàng xóm xung quanh yêu cầu tiêu hủy, liệu đây có phải là cách giải quyết duy nhất không, tôi rất mong nhận được lời khuyên?
Đỗ Thu Huyền, Đông TriềuThưa bác sỹ, trẻ em có sức đề kháng yếu, vậy đối với trẻ nhỏ cần phải chú trọng những gì để không bị mắc dịch
Hoàng Mai Hương, Đông TriềuCông tác kiểm soát giết mổ gia cầm trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này đã được thực hiện như thế nào?
Trần Văn Đức, Hoành BồXin ông cho biết, đối với những người chăn nuôi như chúng tôi, làm thế nào để phát hiện đàn gia cầm của mình có mắc bệnh hay không?
Minh Trang, Hạ LongXin hỏi bác sỹ Chủ, cúm H7N9 có lây từ người sang người không? Trẻ con đi học ở nhà trẻ và các trường học thì phải phòng tránh như thế nào. Phụ huynh chúng tôi rất lo lắng, mong bác sỹ cho lời khuyên?
Trẻ em là đối tượng hay bị mắc vi miễn dịch chưa đầy đủ, để phòng tránh chúng ta thực hiện 5 thông điệp của BYT về phòng chống dịch Cúm A(H7N9). Thực hiện ăn chín , uống chín, vệ sinh cá nhân, nâng cao sức đề kháng. Nếu có các dấu hiệu bệnh đường hô hấp như sốt, ho, khó thở, đau ngực cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Mai Phương Vũ, Hạ LongTôi được biết trường hợp em bé ở Bắc Kinh mới đây có mang chủng cúm H7N9 trong người nhưng lại không có biểu hiện của bệnh. Vậy thì những người mang chủng cúm hoàn toàn có thể nhập cảnh vào nước ta mà không bị phát hiện qua máy đo thân nhiệt. Trường hợp này sẽ xử lý thế nào. Người dân chúng tôi cực kỳ lo ngại.
Ngô Văn Hợi, Tiên YênXin hỏi ông Đoàn Duy Ái, hiện nay đã có loại vacxin phòng bệnh H7N9 cho đàn gia cầm hay chưa? Nếu có thì bao giờ sẽ triển khai tiêm phòng? Người chăn nuôi cần làm gì để phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại cho đàn gia cầm nếu mắc bệnh?
Để phòng tránh dịch bệnh cho đàn gia cầm, chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi chỉ mua và nuôi gia cầm rõ nguồn gốc, được cơ quan thú y kiểm dịch, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin và tích cực chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thực hiện khử trùng tiêu độc thường xuyên. Khi gia cầm có hiện tượng chết thì phải báo cơ quan thú y, không tự ý xử lý hoặc vứt xác gia cầm bừa bãi làm dịch lây lan rộng.
Quang Minh, Hạ Long, Quảng NinhXin chào ông Đoàn Duy Ái, tôi xin được hỏi ông những vấn đề sau: 1) Thời điểm đang có dấu hiệu xuất hiện các dịch cúm gia cầm thì việc kiểm tra kiểm soát gia cầm tại Quảng Ninh được thực hiện như thế nào? 2)Được biết, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 3 ổ dịch cúm gia cầm tại TX Quảng Yên và huyện Đông Triều, với hàng trăm con gia cầm mắc bệnh phải tiêu huỷ, Tôi muốn hỏi việc tiêu huỷ đã được thực hiện như thế nào, cán bộ của Chi cục trưởng Chi cục thú y có trực tiếp giám sát việc tiêu huỷ gia cầm không và việc ngăn chặn lây lan cúm sang các đàn gia cầm khác được thực hiện như thế nào?
1. Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện dịch cúm gia cầm. Vì vậy chi cục thú y Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra giám sát từ cơ sở nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch lây lan rộng. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra kiểm soát việc vận chuyển gia cầm lậu từ biên giới vào nội địa của tỉnh; tăng cường khâu kiểm dịch tại các chợ bán gia cầm, sản phẩm gia cầm. Mặc khác, đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm với tỉ lệ cao nhất và khuyến cáo người chăn nuôi nâng cao ý thức phòng dịch, không tiếp tay cho việc buôn bán, vận chuyển gia cầm chưa qua kiểm dịch; vận động mọi người khi có dịch phải kịp thời báo cho cơ quan thú y, không bán chạy gia cầm bị bệnh hoặc vứt xác gia cầm bừa bãi.
2. Việc tiêu hủy gia cầm tôi xin trao đổi như sau: việc tiêu hủy gia cầm tại các địa phương do UBND các địa phương trực tiếp chỉ đạo, trong đó có sự giám sát của cán bộ trạm thú y cùng chính quyền địa phương cơ sở để tránh hiện tượng trục lợi từ việc tiêu hủy gia cầm mà trước đây một số địa phương đã có hiện tượng này. Việc tiêu hủy đảm bảo theo đúng quy trình kĩ thuật mà cơ quan thú y hướng dẫn.
Vũ Nguyên, Hạ LongQua theo dõi báo chí, tôi được biết các địa phương khác đã thành lập các đội cơ động phòng chống dịch cúm H7N9. Vậy Quảng Ninh có thành lập các đội cơ động như vậy không? Công tác phòng chống và hướng dẫn người dân về chủng cúm mới này đã được triển khai như thế nào?
Sở Y tế và Sở NN và PTNN đã tổ chức họp báo thông báo tình hình dịch trên Thế giới, trong nước và tại Quảng Ninh.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các phương tiền truyền thông của tỉnh và các địa phương liên tục đưa tin và hướng dẫn nhân dân bình tĩnh sẵn sàng ứng phó với dịch Cúm A(H7N9).
Tại các cơ sở y tế trên địa bàn đã được cung cấp hóa chất sát khuẩn mạnh để tẩy uế và vệ sinh. Cung cấp trang thiết bị cho các đơn vị điều trị, cung cấp môi trường bảo quản vận chuyển mẫu bệnh phẩm từ cộng đồng và các cơ sở điều trị để chuyển đến YTDP làm xét nghiệm. Cung cấp Tamiflu để điều trị và uống dự phòng khi vào ổ dịch.
Trân Duy Trung, Hoành BồXin được hỏi virut cúm A H7N9 có gì khác các loại virut cúm gia cầm khác? Được biết, Ở Tuần Châu đã xuất hiện người bị nhiễm cúm A H5N1, vậy tình trạng những bệnh nhân này như thế nào?
Ở Tuần Châu xuất hiện ổ dịch Cúm A(H1N1) chứ không phải Cúm A(H5N1) tất cả các bệnh nhân hiên nay đều ổn và khỏe mạnh. 5 ngày nay không có ca bệnh Cúm A(H1N1) mới.
Trần Minh Hải, TX Quảng YênThưa ông Đoàn Duy Ái, hôm qua ti vi có thông báo Nhà nước đã mua 40 triệu liều văcxin để tiêm chủng cho gia cầm, phòng chống dịch cúm. Vậy tỉnh ta đã nhận được văcxin chưa, và bao giờ thì sẽ tiêm cho đàn gia cầm để phòng chống dịch?
Việt Hà, Đông TriềuChào chú Ái, cháu muốn hỏi chú, hiện nay gia cầm, gia súc bày bán ở chợ được chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh kiểm soát như thế nào? những trường hợp vi phạm trong việc kiểm dịch gia cầm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trung Kiên, Uông BíThưa ông, hiện nay việc kiểm dịch cho gia cầm được thực hiện như thế nào? Tôi đi chợ thấy gà bán tràn lan nhưng không biết dấu hiệu thế nào là đã kiểm dịch. Ví dụ như lợn thì trên da có đóng dấu nhưng gà sống thì không thể. thứ hai là,cán bộ thú y ở chợ đóng dấu liệu có kiểm dịch kĩ không hay cứ đến các hàng đóng dấu là xong?
Đối với cán bộ kiểm dịch, chi cục đã yêu cầu họ phải làm đúng yêu cầu kĩ thuật. Những trường hợp làm sai, chi cục sẽ nhắc nhở, thậm chí có những trường hợp buộc thôi việc. Rất mong người tiêu dùng phản ánh những cán bộ kiểm dịch không làm đúng trách nhiệm để chi cục biết và xử lý. Chúng tôi khẳng định không có hiện tượng đóng dấu thi tiền mà không kiểm tra.
Đỗ Thị Hải, Móng CáiBiểu hiện lâm sàng của cúm H7N9 là gì và những đối tượng nào dễ bị lây nhất, thưa ông Ninh Văn Chủ?
Những người có sức đề kháng yếu như phụ nữ có thai, trẻ em, người già yếu và người đang mắc các bệnh khác là những người co nguy cơ nhiễm bệnh.
Dương Ngọc Thảo, Hạ LongXin hỏi ông Chủ, trong trường hợp người bị mắc cúm H7N9, sao bao nhiêu lâu thì phát bệnh? Và cách xử trí khi phát hiện bị bệnh như thế nào?
Đặng Việt Hùng, Bình Liêu, Quảng NinhThưa ông, theo ông đâu là nguyên nhân khiến H5N1 bùng phát trở lại?
Trần Thanh Hải, Uông BíThưa ông Ninh Văn Chủ, tôi có một thắc mắc là hiện nay xuất hiện rất nhiều chủng cúm như H1N1, H5N1, H7N9. Vậy sự khác biệt giữa những chủng cúm này là gì? Và trong thời điểm thời tiết thay đổi liên tục như mấy ngày vừa qua, các con tôi rất hay bị cúm, vậy làm thế nào để người dân phân biệt được cảm cúm thông thường và những chủng cúm trên?
Cúm A(H5N1) là Cúm gia cầm lây từ gia cầm bị bệnh sang người , độc lực rât mạnh, tỷ lệ tử vong rất cao. Hiện đã có vac xin phòng bệnh cho gia cầm, và VN đang hoàn thiện quy trình sản xuất vac xin này để phòng bệnh trên người.
Cúm A(H7N9) là chủng cúm hoàn toàn mới độc lực cao, phá hủy nhanh các phủ tạng trong cơ thể, Hiện nay bệnh này chưa lây từ người sang người, chưa có vac xin, hiểu biết về cơ chế, nguồn gốc chưa thật rõ.
Khi phát hiện các triệu chứng lâm sang giống Cúm A(H7N9) cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị.
Trần Hoài Nam, Đông TriềuTôi thấy tình hình nhiễm cúm H7N9 ở Trung Quốc rất căng thẳng. Liệu bệnh này có thuốc điều trị không mà nhiều người bị chết như vậy. Nếu nhiễm bệnh có phải là không có thuốc chữa hay không?
Quảng Ninh đã cấp thuốc tamiflu cho tất cả các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên. Bạn có thể yên tâm khi bị bệnh đã có thuốc điều trị.
Kiều Văn Tráng, Đầm HàTôi thấy việc kiểm dịch ở chợ được thực hiện có bài bản. Tuy nhiên các nhà hàng, khách sạn cũng có chế biến thức ăn từ thịt gà. Đặc biệt là các quán gà hiện nay rất nhiều như gà rán KFC, gà đi bộ...Vậy tại những quán hàng này có được kiểm dịch của thú y hay không. Mong ông trả lời để người tiêu dùng chúng tôi yên tâm.
Hoàng Ngân Hà, Hạ LongCúm AH7N9 có nguồn gốc từ đâu, hiện nay đã xác định được vật truyền loại virus cúm này chưa ạ. Liệu nguy cơ lây lan từ Trung Quốc sang nước ta có cao hay không? Nếu đi công tác ở Trung Quốc liệu có bị nhiễm bệnh hay không thưa bác sỹ?
Rất có thể Dịch này lây từ trung Quốc sang Việt Nam thông qua gia cầm, chim di cư, chim nhập lậu.
Việc đi du lịch TQ hiện nay chưa bị hạn chế vì vậy vậy bạn yên tâm. Khi đi Trung Quốc đến các vùng đang có dịch hiện nay : Thượng Hải, Triết Giang, Giang Tô, Hà Nam, An huy, và Bắc Kinh cần sử dụng các biện pháp phòng vệ như khẩu trang, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống…
Chiến Thắng, Hạ LongHiện diễn biến những ca cúm H5N1 trên địa bàn tỉnh ra sao thưa ông? ba ca nhiễm cúm còn lại đã khỏi chưa ạ?
Hồ Thu Hà, Móng CáiThưa bác sỹ có phải cúm H7N9 lây lan do chim di cư hay không? Vậy có phải là dịch cúm này sẽ xuất hiện ở nước ta bất cứ lúc nào không?
Linh Thụ Di, Hoành BồChúng tôi ngày nào xem ti vi cũng thấy bắt được rất nhiều gia cầm, gà, vịt nhập lậu. Vậy phải chăng công tác kiểm tra, bắt giữ còn rất nhiều lỏng lẻo.
Nguyễn Thu Hoài, Hạ LongTôi có biết là Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị cúm AH7N9. Vậy bác sỹ có thể nói qua một chút về phác đồ này không, để chúng tôi yên tâm. Ở Việt Nam có chắc chắn chữa được bệnh này không vì tiên tiến như ở Trung Quốc mà cũng có rất nhiều người chết.
Thuốc kháng virut Tamiflu vẫn còn có tác dụng rất tốt với cúm A (H7N9) vì vậy các cơ sở điều trị vẫn có thuốc để điều trị các bệnh này. Bạn có thể yên tâm, tin tưởng ở các cơ sở điều trị tại Việt Nam.
Đào Minh Lộc, Uông BíBộ Y tế đã đưa ra kịch bản ứng phó với dịch cúm H7N9. Vậy Quảng Ninh đã triển khai kịch bản này chưa?
Hiện tại Quảng Ninh đang triển khai kịch bản số 1, phòng lây nhiễm Cúm A(H7N9) qua biên giới và chuẩn bị các điều kiện cần thiết nếu dịch xẩy ra tại Quảng Ninh
V/v Yêu cầu báo giá May trang phục bảo hộ cho người lao động năm 2024-2025
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đang có nhu cầu với nội dung cụ thể như sau
Kế hoạch mua Giấy A3 thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch mua Giấy A3 thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh xin gửi tới các đơn vị, các nhà cung cấp bản tiêu chuẩn kỹ thuật của hạng mục như sau
V/v Yêu cầu báo giá vật tư, hóa chất, sinh phẩm… phục vụ cho các hoạt động tại CDC
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đang có nhu cầu với nội dung cụ thể như sau
V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua: Máy đo độ loãng xương và Hệ thống nội soi tai mũi họng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá các trang thiết bị.
Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh xin trân trọng gửi tới Quý công ty danh mục hàng hóa Trung tâm có nhu cầu mua sắm
Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh xin trân trọng gửi tới Quý công ty danh mục hàng hóa Trung tâm có nhu cầu mua sắm
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hàng hóa, vật tư của khoa Hóa Sinh
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hàng hóa, vật tư của khoa Hóa Sinh với nội dung cụ thể như sau
Kế hoạch lắp đặt bổ sung wifi cho trụ sở đơn vị
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch lắp đặt bổ sung wifi cho trụ sở đơn vị. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh xin gửi tới các đơn vị, các nhà cung cấp bản tiêu chuẩn kỹ thuật của hạng mục như sau
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025