Giao lưu trực tuyển: " Phòng tránh dịch Ebola"
![]() |
Lãnh đạo phòng TTĐT tặng hoa khách mời |
![]() |
![]() |
![]() |
NỘI DUNG GIAO LƯU
- Lê thị lợi, Đông triều
Thưa ông, dấu hiệu đặc trưng nhất của người nhiễm virus ebola là gì?
Ông Ninh Văn ChủSốt đột ngột, vô cùng mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau họng là những dấu hiệu và triệu chứng điển hình. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy giảm chức năng thận, gan, và ở một số trường hợp có xuất huyết nội và ngoại.Kết quả xét nghiệm chẩn đoán những người nhiễm virus Ebola cho thấy số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu thấp, và men gan tăng cao. Thời gian ủ bệnh, hay thời gian từ khi nhiễm vi rút đến khi xuất hiện triệu chứng, là từ 2 – 21 ngày. Bệnh nhân trở thành nguồn lây bệnh ngay sau khi họ bắt đầu có triệu chứng. Nhưng trong thời gian ủ bệnh họ không có khả năng lây lan. Bệnh do vi rút Ebola chỉ có thể được chẩn đoán xác định thông qua xét nghiệm. - Vũ Tuấn Cường, Hạ Long
Những động vật nào dễ nhiễm virut Ebola thưa ông?
Ông Ninh Văn ChủDơi ăn quả được coi là loài có chứa virus Ebola nhiều nhất. Ngoài ra còn có các loài khác như linh trưởng; tinh tinh, khỉ đột cũng được coi là những động vật có chứa Virus Ebola.
- Lê thị lợi, Đông triều
Tôi được biết, virus ebola không lây qua đường hô hấp vậy có phải cách ly người nhiễm ebola hay không
Ông Ninh Văn ChủĐúng. Virus Ebola không lây qua không khí, không lây qua nước sinh hoạt và không lây qua thực phẩm nhưng bệnh lây trực tiếp từ bệnh nhân tới những người tiếp xúc gần như chăm sóc y tế, chăm bệnh nhân…không đủ các điều kiện phòng hộ. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo không được chăm sóc bệnh nhân tại nhà, nhất thiết phải chăm sóc điều trị tại các cơ sở Y tế.
- Nguyễn Tùng Lâm, Cẩm Phả
Nghe nói cách lây nhiễm của virut Ebola gần giống như virut HIV đúng không thưa bác sỹ?
Ông Ninh Văn ChủĐiều này hoàn toàn đúng, như lây qua đường máu, lây qua các dịch tiết của cơ thể, nhưng mức độ lây nhiễm mạnh hơn rất nhiều khi chúng ta tiếp xúc gần với người bệnh.
Tuy nhiên người nhiễm virus Ebola nếu mang thai khó có thể giữ được thai đến khi đẻ để có thể lây nhiễm từ mẹ sang con vì nhiễm virus Ebola là bệnh cấp tính. - Lưu Minh Đức, Cẩm Phả
Bác sỹ có thể cho biết về các triệu chứng, mức độ nguy hiểm của virus Ebola? Liệu virus này có thể xâm nhập vào Việt Nam không với địa lý cách quá xa như thế. Liên tục các thông tin trên báo chí khiến người dân chúng tôi hết sức hoang mang?
Ông Ninh Văn ChủBệnh do virus Ebola lây trực tiếp từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc tử thi thông qua vết xước, niêm mạc. Mức độ lây nhanh mạnh.
Ebola là loại virus cực kỳ nguy hiểm, hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Tỷ lệ tử vong rất cao có khi đến 90%.Virus này hoàn toàn có thể lây vào Việt Nam thông qua các cửa khẩu, cảng biển và khách du lịch, người đi lao động, công tác và du lịch tại vùng dịch quay trở lại Việt Nam. - Vũ Thúy Vân, Hạ Long
Xin hỏi bác sỹ bệnh so virus Ebola lây truyền như thế nào. Đối với trẻ nhỏ thì cần phòng ngừa ra sao, chúng tôi rất lo khi các cháu sắp tựu trường mà nghe tình hình dịch có vẻ đáng sợ quá.
Ông Ninh Văn ChủTrong đợt bùng phát dịch hiện nay ở Tây Phi, đa số các ca bệnh ở người là do lây nhiễm từ người sang người. Virus Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với vết xước trên da hay niêm mạc, với máu hay các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi các đồ dùng của người nhiễm vi rút, như quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng.
Đã có rất nhiều nhân viên y tế bị phơi nhiễm khi chăm sóc bệnh nhân Ebola. Nguyên nhân có thể là do họ đã không sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân hoặc không áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn khi chăm sóc cho bệnh nhân. Nhân viên tại các cơ sở y tế ở tất cả các cấp trong hệ thống y tế - bệnh viện, phòng khám, trạm y tế - cần được phổ biến về đặc tính của bệnh và đường lây truyền, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp dự phòng kiểm soát nhiễm khuẩn đã khuyến cáo.
- Trần Bách, Hạ Long
Theo tôi được biết thì thuốc để điều trị bệnh Ebola rất đắt. Vậy nếu người dân chẳng may mắc bệnh này có được nhà nước chữa trị miễn phí hay không?
Ông Ninh Văn ChủMọi người dân đều được điều trị miễn phí nếu chẳng may nhiễm bệnh do vi rút Ebola.
- Hà Văn Liên, Quảng Yên
Theo như tôi tìm hiểu thì bệnh do virus Ebola đã bùng phát từ năm 1976. Vậy tại sao cho đến thời điểm này vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị.
Ông Ninh Văn ChủĐúng. Bệnh do vi rút Ebola có từ nhứng năm 1976 nhưng việc thử nghiệm lâm sàng của các hãng thuốc vẫn chưa có nhiều tiến triển. Thực tế cho đến nay, hầu hết các bệnh do Vi rút gây ra ( ví dụ như cúm) vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Với bệnh do vi rút ebola, các nghiên cứu mới chỉ là bước đầu, kể cả việc thử nghiệm vắc xin đối với loại bệnh này.
- Xuân Trường, Hạ Long
Trước tin đồn Việt Nam có 2 bệnh nhân nhiễm Ebola, chúng tôi rất hoang mang lo lắng, xin ông cho biết tin đồn này có thật ko? Nếu có thật chúng ta phải phòng tránh thế nào ạ?
Ông Ninh Văn ChủTin này hoàn toàn không có thật, Bộ Công an đã triệu tập các đối tượng tung tin thất thiệt và đã xử lý hành chính vi việc thông tin sai gây hoang mang cho nhân dân.
Hiện tại, chúng ta phải thực hiện tốt các biện pháp phòng lây nhiễm như sau:
Mặc dù những ca nhiễm virus Ebola đầu tiên được ghi nhận là do tiếp xúc gần với động vật hoặc xác động vật bị nhiễm bệnh, song những trường hợp lây nhiễm thứ cấp lại qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ thể của người bệnh do thực hiện quản lý ca bệnh không an toàn hoặc các nghi thức mai táng không an toàn. Phần lớn các trường hợp nhiễm vi rút Ebola trong đợt bùng phát dịch lần này đều là lây truyền từ người sang người. Có thể áp dụng nhiều biện pháp để phòng lây nhiễm và giảm thiểu hay ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
· Nếu bạn nghi ngờ người thân hay một ai đó trong cộng đồng bị nhiễm vi rút Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
· Nếu bạn có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc virus Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được hướng dẫn và cung cấp phương tiện phòng hộ cá nhân thích hợp (găng tay, áo choàng không thấm nước, ủng/giày kín có ủng bao, khẩu trang y tế và kính bảo hộ để tránh chất dịch lỏng của bệnh nhân bắn vào người), cũng như hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm và cách tiêu hủy trang bị phòng hộ cá nhân ngay sau khi sử dụng.
· Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.
· Thi thể của người chết do nhiễm vi rút Ebola cần được xử lý với phương tiện bảo hộ phù hợp và phải mai táng ngay bởi cán bộ y tế công cộng được đào tạo về thực hành mai táng an toàn.
· Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm vi rút Ebola (ví dụ như: dơi ăn quả, khỉ, hay vượn) tại khu vực có rừng nhiệt đới. Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Thịt và tiết của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.
- Nguyễn Minh Chuyên, Hạ Long
Xin hỏi bác sỹ đã có văcxin phòng ngừa bệnh do virus Ebola chưa. Bao giờ thì việc tiêm chủng được triển khai ở Quảng Ninh?
Ông Ninh Văn ChủHiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh do virus Ebola nhưng từ ngày hôm qua tổ chức Y tế thế giới đã quyết định cho dùng các vắc xin mới đang được thử nghiệm lâm sàng tại khu vực đang là ổ dịch Tây Phi.
Vì chưa có phòng ngừa bệnh do virus Ebola do vậy Quảng Ninh chưa thể triển khai tiêm chủng.
- Lê thị lợi, Đông triều
Thưa ông, WHO đã quyết định cho sử dụng thuốc ZMAPP để điều trị cho bệnh nhân Ebola, vậy Việt Nam đã có loại thuốc này chưa?
Ông Ninh Văn ChủHiện nay tại VN chưa có loại thuốc này. Tổ chức Y tế thế giới mới chỉ cho phép sử dụng thử nghiệm tại Tây Phi với số lượng rất nhỏ.
- Ngô Thị Phượng, Hạ Long
Xin hỏi ông ở VN cũng như Quảng Ninh đã xét nghiệm để phát hiện được virus Ebola hay chưa?
Ông Ninh Văn ChủVề kỹ thuật, để chẩn đoán bệnh do virus Ebola, chỉ cần làm các kỹ thuật Eliza và PCR; cả 2 kỹ thuật này được triển khai tại Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh từ rất lâu để chẩn đoán các loại dịch bệnh như: sốt xuất huyêt, cúm, tay chân miệng, viêm gan B, C, A, HPV, lao...
Tuy nhiên, đối với xét nghiệm cho chẩn đoán bệnh Ebola hiện nay chỉ có 2 nơi có đủ điều kiện làm Xét nghiệm virus Ebola là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và viện Pasteur TP Hồ Chí Minh vì virus Ebola được đánh giá mức độ nguy hiểm thuộc nhóm A, các phòng xét nghiệm phải có độ an toàn sinh học 3+ trở lên. - Hoài Thu, Hà Nội
Sáng nay, có thông tin có 3 sinh viên từ vùng dịch vừa nhập cảnh vào Việt Nam. Họ đến để học tại đại học FPT. Tôi thật sự thấy e ngại, chúng ta nên ứng phó thế nào nếu trong công việc phải bắt buộc tiếp xúc với những người đó.
Ông Ninh Văn ChủBạn hoàn toàn có thể yên tâm. Bệnh do virus Ebola chỉ lây khi có các dấu hiệu phát bệnh đầu tiên như: sốt, ho, khó thở, nôn…, thời kỳ ủ bệnh không lây.
Cả 3 học sinh ở vùng dịch vào VN đều được kiểm tra sức khỏe, khuyến cáo theo dõi sức khỏe tại chỗ và thông báo tình trạng sức khỏe cho các đơn vị theo y tế theo quy định. - Hoàng Vũ Việt, Hạ Long
Tôi có người nhà đang ở Nigeria, nhưng không ở vùng có dịch. Vậy người nhà tôi có được về nước hay không? Về nước liệu có bị cách ly hay không?
Ông Ninh Văn ChủTổ chức Y tế Thế giới không khuyến cáo ngăn cấm người ở các nước đang có dịch đi ra nước ngoài hoặc người đang công tác sinh hoạt tại vùng dịch vào các nước khác.
Người nhà bạn vẫn về nước bình thường nhưng được khuyến cáo theo dõi sức khỏe 21 ngày từ khi về. - Nguyễn Văn Cường, Uông Bí
Chúng ta có được quốc tế trợ giúp gì trong công tác phòng chống dịch và xử lý nếu có người nhiễm virus Ebola không thưa bác sĩ?
Ông Ninh Văn ChủChúng ta được Tổ chức Y tế thế giới hỗ trợ chuyên gia, chuyển giao quy trình xét nghiệm, hỗ trợ hóa chất bất hoạt virus trước khi xét nghiệm, hỗ trợ xét nghiệm khăng định các ca bệnh đầu tiên.
- Lê thị lợi, Đông triều
Sau khi xét nghiệm thì bao lâu sẽ có kết quả, thưa ông?
Ông Ninh Văn ChủThời gian xét nghiệm thông thường khoảng 4 giờ đối với RT-PCR và 8 giờ đối với PCR.
Tuy nhiên, vì tại tỉnh Quảng Ninh chưa được phép xét nghiệm nên phải gửi mẫu xét nghiệm đến Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương, bởi thế sẽ phải chờ đợi thời gian từ 2 - 3 ngày để có kết quả cuối cùng. - Trần Thu Lan, Móng Cái
Là một tỉnh có cửa khẩu và đón nhiều khách du lịch, chúng ta đã triển khai các biện pháp kiểm tra và phòng ngừa khách nước ngoài có thể mang mầm bệnh vào địa bàn tỉnh như thế nào?
Ông Ninh Văn ChủQuảng Ninh có nhiều cửa khẩu Quốc tế, Quốc gia và nhiều cảng tầu du lịch; việc khách nước ngoài mang mầm bệnh virus Ebola vào Quảng Ninh là hoàn toàn có thể.
Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp đồng bộ để phòng chống dịch bệnh này. Từ hôm nay 15/8, tại các cửa khẩu, bến Cảng khách nhập cảnh vào Việt Nam phải khai tờ khai tình trạng y tế đi, đến từ đâu, tình trạng sức khỏe. Các máy đo thân nhiệt hồng ngoại hoạt động và thường trực để triển khai đo thân nhiệt phát hiện các ca nghi ngờ để phân loại và cách ly. - Đỗ Trang Đài, Uông Bí
Các cơ sở y tế của Quảng Ninh đã có những biện pháp gì để đối phó với dịch bệnh này thưa ông?
Ông Ninh Văn ChủThực hiện công điện khẩn của Thủ tướng chính phủ số 1392/CĐ-TTg ngày 09/8/2014 V/v Phòng chống dịch do vi rút Ebola; Ban chỉ đạo Phòng chống dịch trên người đã tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch Ebola xâm nhập vào Việt Nam.
Tại cuộc họp, Đồng chí Vũ Thị Thu Thủy - Phó chủ UBND tỉnh – Trưởng ban Phòng chống dịch bệnh trên người nêu rõ tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch Ebola và các giải pháp đối phó.
Đặc biệt, cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố có thể đưa nguồn bệnh vào địa bàn tỉnh thông qua các cửa khẩu, khách du lịch, người nước ngoài, lực lượng lao động xuất khẩu về nước. Giao cho Trung tâm kiểm dịch quốc tế đã sẵn sàng máy móc, các thiết bị như đo hồng ngoại, thân nhiệt để đặt tại các cửa khẩu, nhằm phát hiện sớm dịch bệnh, triển khai tờ khai y tế;
Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị địa phương, tăng cường công tác nắm tình hình, phòng chống buôn lậu gia súc, gia cầm; Sở VH-TT&DL đã thông báo rộng rãi đến các cơ sở kinh doanh du lịch về dịch Ebola và các chỉ đạo của tỉnh trong việc phòng chống dịch… Giao cho Trung tâm Y tế dự phòng là đầu mối trong công tác phòng chống dịch Ebola, xây dựng kế hoạch phòng chống theo 3 kịch bản đối với dịch ebola xâm nhập vào Quảng Ninh trình UBND tỉnh phê duyệt.
Chủ động giám sát, phát hiện sớm, bao vây và khống chế ổ dịch ngay từ khi có ca bệnh đầu tiê, dự kiến phân tuyến điều trị tại các khu cách lý của các bệnh viện, có Kế hoạch thành lập BV dã chiến khi cần thiết.
- Đào Trọng Chiến, Hạ Long
Nghe nói dùng nước muối sinh lý hàng ngày có thể phòng được bệnh Ebola có đúng không ạ?
Ông Ninh Văn ChủDùng nước muối sinh lý hàng ngày đúng cách giúp chúng ta phòng được một số bênh về họng, mắt... nhưng không thể phòng được bệnh do virus Ebola.
- Vũ Hạnh, Uông Bí
Tôi sắp có chuyển công tác đến châu Phi để tham gia 1 dự án nghiên cứu động vật hoang dã. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi nên chuẩn bị những gì để có thể phòng ngừa không bị lây bệnh không?
Ông Ninh Văn ChủTrước tiên bạn cần hiểu đúng về cách lây nhiễm của bệnh do virus Ebola để có thể chủ động trong công việc của mình.
Bạn cần chuẩn bị chu đáo các trang thiết bị phòng hộ cá nhân như: áo choàng, kính mắt, mũ, ủng, găng tay...Tránh để dịch tiết, máu của động vật hoang dã bắn vào người, lưu ý đặc biệt những động vật đang ốm...Ngoài ra, cần chuẩn bị sức khỏe tốt để có sức đề kháng với các loại bệnh. Không đến vùng dịch khi chưa thực sự cần thiết.Đồng thời, tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân khi không có biện pháp phòng vệ.
Chúc bạn có chuyến công tác hiệu quả. - Trịnh Thị Phương, Vân Đồn
Một số địa phương trong nước đã thực hiện diễn tập ứng phó khi có dịch Ebola xảy ra. Xin hỏi Quảng Ninh có thực hiện việc diễn tập hay không? Nếu có sự chuẩn bị, tập luyện trước vẫn hơn đúng không bác sĩ.
Ông Ninh Văn ChủHiện nay, tại Quảng Ninh chưa có kế hoạch diễn tập ứng phó với dịch Ebola. Tuy nhiên, tại Quảng Ninh đã tổ chức nhiều cuộc diễn tập phòng chống dịch bệnh tương tự như SARS, cúm A (H5N1), Cúm A (H1N1), cúm A (H7N9).
Vì vậy, các biện pháp ứng phó với dịch bệnh của Quảng Ninh vẫn diễn ra đúng theo kế hoạch. Mọi công tác chuẩn bị đang rất chu đáo.Tôi đồng ý với bạn là nếu có diễn tâp trước sẽ tốt hơn khi dịch thực sự có tại Quảng Ninh - Lương Quang Thọ, Hạ Long
Xin hỏi đ/c Ninh Văn Chủ: Hiện nay tại các cửa khẩu của tỉnh đều có máy đo thân nhiệt, nhưng trên thực tế máy đo thân nhiệt ở cửa khẩu Móng Cái đã có thời gian sử dụng dài, được trang bị từ thời dịch SAT, đến nay chưa được thay thế, đầu tư mới. Vậy điều này có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát cũng như giảm hiệu quả ngăn chặn dịch Ebola vào Quảng Ninh hay không tại cửa khẩu quan trọng này?
Ông Ninh Văn ChủCảm ơn bạn đã quan tâm.
Sở Y tế Quảng Ninh vừa cấp các máy đo thân nhiệt mới cho các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, kể cả các máy khử khuẩn. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về việc kiểm soát, ngăn chặn dịch Ebola vào Quảng Ninh. - Trần Vinh Long, Hạ Long
Xin hỏi bác sỹ nếu muốn cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, chúng tôi có thể tìm hiểu ở đâu.
Ông Ninh Văn ChủMọi thông tin về tình hình dịch Ebola sẽ được cập nhật trên Website của Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh, tại địa chỉ: http://yteduphongquangninh.com/
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.