Giới khoa học cảnh báo mối đe dọa ở châu Á từ muỗi siêu kháng thuốc
Ảnh minh họa. (Nguồn: The Guardian)
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật Bản cảnh báo muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và các loại virus khác đang ngày càng phát triển khả năng kháng thuốc diệt muỗi ở các khu vực của châu Á và do vậy, rất cần những phương pháp mới để kiểm soát loài này.
Các cơ quan y tế thường phun thuốc diệt muỗi tại các khu vực có muỗi và tình trạng kháng thuốc ở loài này từ lâu đã trở thành mối quan ngại. Tuy nhiên, quy mô của vấn đề vẫn chưa được hiểu rõ.
Nhà khoa học Shinji Kasai, Giám đốc Khoa Côn trùng học Y học tại Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản và nhóm của ông đã kiểm tra muỗi từ một số quốc gia ở châu Á cũng như Ghana và phát hiện ra một loạt đột biến khiến một số loài muỗi hầu như "miễn dịch" đối với các hóa chất diệt muỗi phổ biến nhóm pyrethroid như permethrin.
Ông Kasai cho biết ở Campuchia, hơn 90% muỗi Aedes aegypti có sự kết hợp của các biến thể dẫn đến loài này có khả năng kháng thuốc diệt muỗi rất cao. Ông phát hiện một số chủng muỗi có khả năng kháng thuốc gấp 1.000 lần, so với mức 100 lần từng được ghi nhận trước đây.
Điều này có nghĩa là mức độ thuốc diệt côn trùng thường tiêu diệt gần 100% số muỗi trong một mẫu nhưng hiệu quả thực tế chỉ đạt khoảng 7%. Ngay cả khi dùng liều thuốc mạnh hơn gấp 10 lần cũng chỉ tiêu diệt được 30% số muỗi siêu kháng thuốc.
Khả năng kháng thuốc cũng được phát hiện ở loài muỗi Aedes albopictus, mặc dù ở mức độ thấp hơn. Nguyên nhân có thể là do loài muỗi này có xu hướng kiếm ăn ngoài trời, thường là hút máu các loài động vật và do vậy, có thể ít phơi nhiễm với thuốc diệt muỗi hơn so với loài muỗi Aedes aegypti thích hút máu người.
Nghiên cứu cũng cho thấy một số thay đổi di truyền có liên quan đến khả năng kháng thuốc ở muỗi với mức độ kháng thuốc khác nhau. Ví dụ như muỗi từ Ghana cũng như ở một số vùng của Indonesia và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) vẫn khá nhạy cảm với các hóa chất diệt muỗi hiện có, đặc biệt là ở liều lượng cao hơn.
Theo Phó giáo sư Cameron Webb, nhà nghiên cứu về muỗi tại Đại học Sydney (Australia), nghiên cứu cho thấy "các chiến lược (diệt muỗi) thường được sử dụng có thể không còn mang lại hiệu quả nữa." Ông cho rằng cần tới các hóa chất mới để diệt muỗi, song chính quyền và các nhà nghiên cứu cũng cần nghĩ ra những cách khác để bảo vệ cộng đồng.
Hiện nay, nhà khoa học Kasai đang mở rộng công trình nghiên cứu ở những nơi khác ở châu Á và kiểm tra các mẫu thu thập gần đây ở Campuchia và Việt Nam để đánh giá sự thay đổi so với giai đoạn nghiên cứu 2016-2019.
Ông bày tỏ lo ngại những con muỗi phát hiện mang gene đột biến kháng thuốc trong nghiên cứu này sẽ lan rộng ra phần còn lại của thế giới trong tương lai gần. Do vậy, cần phải tìm ra một giải pháp trước khi những con muỗi này lan rộng trên toàn cầu.
Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Science Advances số ra tháng 12/2022.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sốt xuất huyết có thể gây sốt xuất huyết và lây nhiễm cho khoảng 100-400 triệu người/năm, mặc dù hơn 80% trong số này là mắc thể nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Một số vaccine phòng sốt xuất huyết đã được phát triển và các nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng một loại vi khuẩn để triệt khả năng sinh sản của muỗi nhằm ngăn chặn sự lây lan.
Mặc dù vậy, chưa có giải pháp nào loại bỏ hoàn toàn bệnh sốt xuất huyết và muỗi Aedes aegypti gây bệnh sốt xuất huyết, mang các virus gây các bệnh khác, như bệnh sốt zika và sốt vàng da./.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025