Giữ thuốc trong nhà: Chuyện không nhỏ!
Do không cất giữ thuốc tốt, để thuốc lẫn lộn với những vật dụng khác; trẻ em dễ dàng lấy thuốc, người lớn nhầm lẫn thuốc; thuốc cần giữ ở nhiệt độ thấp, cần để trong tủ lạnh nhưng lại để bên ngoài, lại bị ánh nắng chiếu vào, thế là thuốc hỏng, dùng chỉ có hại... Đó là nguyên nhân dẫn đến biết bao tai nạn, để lại những hậu quả đáng tiếc mà lẽ ra có thể phòng ngừa được.
Để thuốc nơi thoáng mát, khô ráo, không có nắng
Trong cuộc sống hằng ngày, có lúc chúng ta phải dùng đến thuốc. Hoặc là thuốc do bác sĩ khám bệnh ghi đơn để người bệnh đến nhà thuốc mua về dùng trong nhiều ngày; hoặc một số thuốc thông thường dùng để trị một số rối loạn nhẹ như sốt, đau nhức, ho, tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng... mà nhiều người thường mua sẵn trữ trong nhà để lúc hữu sự có thuốc dùng ngay.
Thuốc là sản phẩm đặc biệt liên quan đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng con người, nên cần phải cất giữ, bảo quản tốt chứ không thể để bừa bãi, lẫn lộn với mọi vật dụng khác trong gia đình. Có người để thuốc đang dùng trị bệnh một cách bừa bãi, đến giờ uống thuốc tìm mãi chẳng thấy đâu hoặc tìm được thì thuốc đã bị hỏng do để nơi không thích hợp.
Thuốc là sản phẩm đặc biệt liên quan đến sức khỏe, phải luôn bảo quản cẩn trọng Ảnh: Hoàng Triều
Trong mỗi gia đình, với điều kiện cho phép, chúng ta nên mua hay đóng một cái tủ nhỏ có thể treo lên tường, vách hoặc đặt ở nơi dễ nhìn thấy với điều kiện: khô ráo, mát, không bị ánh nắng chiếu vào (không nên để trong buồng tắm vì sự ẩm ướt làm cho thuốc mau hỏng). Tủ đặt như thế nào để trẻ con không tìm cách với tới được hoặc nếu trẻ con có thể với tới thì tủ phải có khóa cẩn thận.
Nếu không có điều kiện đóng hoặc mua tủ nhỏ, có thể tạm đặt thuốc trong ngăn kéo hoặc trong hộc tủ lớn. Cần phải đặc biệt lưu ý, nơi đặt thuốc phải là nơi thoáng mát, khô, không có ánh nắng chiếu vào và phải có khóa để trẻ con không mở ra lấy thuốc được.
Đối với thuốc dùng trong (tức loại để uống), ta nên sắp xếp riêng: thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ con, không nên để lẫn lộn.
Nếu thuốc có bao bì, nên để thuốc trong bao bì, kể cả bảng hướng dẫn sử dụng thuốc. Xin lưu ý, tất cả loại thuốc là viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch có nắp đậy và các chai lọ này đều phải dán nhãn ghi rõ tên thuốc. Nếu là thuốc dành cho người lớn, nên ghi chú trên nhãn: “Người lớn”. Nếu có hạn dùng (thường gọi là “đát”, từ chữ expiry date) phải ghi rõ và thường xuyên theo dõi, nếu thuốc quá hạn dùng phải bỏ đi, thay thuốc mới vào. Để giữ nhãn tốt, có thể dùng băng keo trong dán chồng lên nhãn.
Bảo quản thuốc đặc biệt trong tủ lạnh
Ở đây xin đề cập thêm việc bảo quản một số thuốc rất đặc biệt tại nhà. Đó là các thuốc là chế phẩm sinh học cần được giữ ở nhiệt độ thấp, thí dụ thuốc insulin trị bệnh tiểu đường. Insulin là thuốc có bản chất là protein (chất đạm) cần phải giữ ở nhiệt độ thấp từ 4-8 độ C, không được tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Vì vậy, có lời khuyên khi mua insulin tại nhà thuốc, phải chắc chắn nhà thuốc bảo quản trong tủ lạnh và lấy từ tủ lạnh ra đưa cho bạn. Mua về nhà, trước khi dùng insulin, thuốc phải được cất giữ trong tủ lạnh (không để trong ngăn đá vì ở đó nhiệt độ rất thấp - 0 độ C hoặc thấp hơn - để nước đông thành đá). Khi lấy insulin ra khỏi tủ lạnh để dùng, cũng có lời khuyên: “Nên lấy thuốc insulin sắp được sử dụng ra khỏi tủ lạnh trước 4 giờ, bởi vì tiêm insulin lạnh sẽ đau hơn rất nhiều so với tiêm insulin ở nhiệt độ bình thường”. Như vậy, cần lưu ý thêm, ngoài chỗ cất giữ thuốc thông thường trong nhà phải có thêm tủ lạnh để bảo quản các thuốc đặc biệt.
Tóm lại, xin hãy xem việc cất giữ thuốc trong gia đình là quan trọng. Thuốc chỉ an toàn và phát huy tác dụng cao nhất khi sử dụng thuốc đúng và tồn trữ, cất giữ thuốc tốt.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.