Giúp người tăng huyết áp ăn Tết vui, khỏe
Bánh chưng với nhiều thịt mỡ và tinh bột, dưa hành có nhiều muối, đấy là chưa kể đến trong mâm cơm luôn có rượu hoặc bia làm đầu câu chuyện. Việc ăn uống ngày Tết với người mắc các bệnh mạn tính không lây, trong đó bệnh tăng huyết áp cần được xem xét theo nhiều khía cạnh để mỗi người sẽ được đón Tết trọn vẹn, tràn đầy hạnh phúc.
Hạn chế chất béo, muối và đường
Trong ngày Tết, “kẻ thù” đầu tiên của người tăng huyết áp là chất béo. Chất béo từ thịt cũng như chất béo có trong da các loại gia cầm không chỉ làm tăng cân mà còn là yếu tố góp phần quan trọng vào việc gây xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ. Thay vì đó, nên dùng các món ăn chế biến từ cá, hải sản vừa để giảm bớt các món thịt mỡ trong mâm cơm ngày Tết vừa để có thêm các acid béo không no, omega, khoáng chất có lợi cho người tăng huyết áp. Cần lưu ý rằng, ăn bánh chưng, bánh mứt ngọt quá nhiều ngày Tết cũng gây tăng cân do khi có nhiều đường năng lượng từ đường làm tích tụ mỡ nhiều hơn bình thường. Hơn nữa, đường qua chuyển hóa trong cơ thể lại là nguồn nguyên liệu để cơ thể sản xuất ra chất béo. Ngoài ra, qua thực nghiệm đã cho thấy đường (sucrose) cũng làm tăng huyết áp, có lẽ là do đường làm tăng sản xuất adrenaline gây co mạch và ứ muối dẫn đến tăng huyết áp. Như vậy, không chỉ người bị đái tháo đường cần hạn chế, người bị tăng huyết áp, người không muốn tăng cân cũng phải biết từ chối hoặc hạn chế tối thiểu ăn bánh mứt ngọt cũng như bánh chưng.
Tiếp đến các món ăn mặn với nhiều muối, đây cũng là vấn đề cần được người tăng huyết áp đặc biệt chú ý quan tâm và hạn chế tối thiểu lượng muối tiêu thụ. Muối ăn (sodium chloride) đã được nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của nó trong tăng huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy rằng, ở những quốc gia với chế độ ăn nhiều muối có tỷ lệ dân số bị tăng huyết áp nhiều hơn ở những quốc gia với chế độ ăn ít muối hơn. Các nhà khoa học cho rằng, khi thừa muối thì lượng dịch trong máu tăng lên gây tăng huyết áp; và lượng muối ứ đọng nhiều trong thành mạch làm thành mạch “cứng hơn” là một yếu tố thuận lợi cho tăng huyết áp. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo, hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể giúp kiểm soát huyết áp ở người tăng huyết áp (hạn chế muối ăn không làm giảm huyết áp ở người có bình thường): mỗi ngày chỉ nên dùng dưới 5 gam muối/người trưởng thành (khoảng một muỗng cà phê muối ăn) sẽ giúp giảm huyết áp 2 - 8mmHg. Hạn chế muối ăn đặc biệt là cần thiết đối với người bị tăng huyết áp có bị suy tim hoặc người già. Ăn giảm muối quả là một điều khó khăn, đặc biệt với chế độ ăn của người Việt Nam nhiều món kho, món muối. Để tránh việc sử dụng đồ ăn có nhiều muối, người tăng huyết áp cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối với thực phẩm mua sẵn, hạn chế ăn các món có dùng nhiều muối như dưa hành, món kho, nấu ăn ít muối dùng gia vị thay thế vị mặn của muối.
Rượu, bia là một phần “góp vui” trong mâm cỗ ngày Tết, nhưng theo thống kê cho hay chỉ cần uống 100ml rượu là đủ để tăng áp lực thành mạch lên 3mmHg. Do đó, đề ngừa tăng huyết áp nên hạn chế uống rượu, nếu có uống thì nên giới hạn ở mức độ không quá 50ml rượu mạnh, 150ml rượu vang và 350ml bia.
Tăng cường rau xanh, quả chín
Thay vì những món nên hạn chế kể trên, người tăng huyết áp lại có quyền cho phép mình ăn nhiều hơn món rau xanh, rau củ và quả chín để cung cấp nhiều chất xơ, kali, magiê, vitamin C and vitamin A, đây là những chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tốt tới huyết áp. Những loại hoa quả giàu kali quả bơ, nước ép cà chua, nước ép cam, dưa gang, quả chà là, quả mơ khô, sữa chua... Một bữa ăn nhiều chất xơ đã cho thấy có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nhiều dạng bệnh tim mạch trong đó có tăng huyết áp. Các loại chất xơ trong bữa ăn là rất quan trọng. Lợi ích lớn nhất với tăng huyết áp của chất xơ là các sợi xơ tạo thành gel hòa tan trong nước như chất xơ trong các loại rau (trong đó rau là loại cung cấp chất xơ rất tốt cho người bị tăng huyết áp), yến mạch, táo, đậu đỗ, thanh long, bưởi, cam gọt vỏ... Các chất xơ này ngoài lợi ích chống tăng huyết áp, chúng còn giúp giảm cân, chúng gắn với các kim loại nặng có hại trong cơ thể để thải ra ngoài. Nên sử dụng đủ rau, quả với lượng trung bình là 400 g/người/ngày, với người tăng huyết áp nên ăn 500g mỗi ngày; và có thể ăn 100-300g quả chín mỗi ngày.
Chén nước chè, ly cà phê, chén rượu, điếu thuốc là món khởi động cho cuộc gặp gỡ chúc Tết đầu năm. Nhưng với người tăng huyết áp thì việc từ chối khéo để không uống quá nhiều trong ngày là điều cần chú ý. Thay vì uống chè đặc, cà phê, người tăng huyết áp nên sử dụng sinh tố trái cây để tăng cường vitamin, sử dụng sữa không đường, ít béo để bổ sung thêm canxi (khoảng 1-2 cốc sữa/ngày) và cần uống đủ nước (>1500ml/ngày).
Ngày Tết thường ăn uống nhiều, bên cạnh đó là sự thay đổi sinh hoạt, thay đổi một số thói quen luyện tập, nghỉ ngơi nên làm cho cơ thể dễ mệt mỏi. Người tăng huyết áp cần đưa ra cho mình lịch trình đi lại, nghỉ ngơi phù hợp, giảm căng thẳng, không quá gắng sức. Trong những ngày Tết, người tăng huyết áp không quên kiểm tra cân nặng của mình vào mỗi sáng thức dậy và hãy quyết tâm điều chỉnh ăn uống và vận động khi thấy cân nặng có dấu hiệu tăng. Cần chú ý các bài tập luyện như đi bộ, yoga, thái cực quyền cho mỗi buổi sáng (trung bình 30 phút), đồng thời tăng cường bài tập hít thở sâu với không khí trong lành và thả hồn thư thái ngắm nhìn cảnh vật với đa sắc màu và lắng nghe âm thanh trầm bổng của mùa xuân tươi đẹp.
Tập huấn truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ tổ truyền thông, mạng lưới truyền thông tại Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần
Từ ngày 27 đến 28/3, tại thành phố Cẩm Phả, Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình tập huấn về truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ tổ truyền thông, mạng lưới truyền thông Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần. Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Minh Hạnh, Giám đốc Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần tham dự chương trình.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024
Ngày 9/1/2025, tại Thành phố Hà Nội diễn ra Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ II năm 2024 do Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. 59 tác phẩm báo chí xuất sắc trên tổng số 600 tác phẩm báo chí của hơn 1000 nhà báo, phóng viên, tác giả trên cả nước đã được vinh danh và trao giải. Trong đó, Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe (CDC Quảng Ninh) vinh dự được trao 01 giải Nhì (thể loại phát thanh) và 01 giải Ba (thể loại truyền hình).
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
Dù không có khả năng lây truyền, nhưng bệnh không lây nhiễm thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, cũng như gây ra những tác hại lớn cho gia đình, xã hội. Ước tính mỗi năm, tại Việt Nam, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 77% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân và Quảng Ninh cũng không ngoại lệ. Bởi vậy phòng, chống các bệnh không lây nhiễm luôn được ngành y tế tỉnh chú trọng.
ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG – KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TỐT
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.
Phương pháp mới hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh nhân cao huyết áp
Kỹ thuật phát hiện, sàng lọc bệnh nhân mang gene huyết áp cao của các nhà khoa học Trung Quốc có thể mở đường cho việc cá nhân hóa phác đồ điều trị cho các bệnh nhân mắc căn bệnh này trong tương lai.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025