Gừng - Vị thuốc đa dụng trong mùa mưa lũ
Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu có xu hướng nóng lên, trong những năm gần đây, ở miền Bắc và miền Trung nước ta thường xuất hiện những trận mưa lũ lớn hoặc cực lớn trái mùa vào tháng 9, 10 âm lịch. Đây là thời gian chuyển mùa giữa cuối thu đầu đông. Những người có thể tạng yếu hoặc phải vận lộn với gió mưa, lạnh giá rất dễ bị cảm lạnh hoặc bệnh đường ruột.
Ở những nơi vùng sâu, vùng xa hoặc bị lũ cách ly với những cơ sở khám chữa bệnh, mỗi gia đình nên phòng bị vài củ gừng, vừa làm thức ăn, gia vị (dược thiện), vừa phòng chống bệnh kịp thời trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt.
Theo Nam dược thần hiệu: Gừng tươi (sinh khương) vị cay, tính ấm, thông được khí, khởi được thần, mở được 9 khiếu, trừ tà khí, hồi phục chính khí. Gừng khô (can khương) vị cay, tính ấm, chữa được chứng hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, các chứng thất huyết...
Cách dùng gừng trong các chứng cảm
- Nếu phải dầm mưa dãi gió nhiều, bị hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững chỉ cần một nhánh gừng nhỏ đập giập vào cốc nước đường uống ấm.
- Người ăn khó tiêu hoặc chán ăn chỉ cần một nhánh gừng băm nhỏ với 2 – 3 củ sả, 1 quả ớt (chín hoặc xanh đều được) gia vị vừa đủ đánh lẫn với trứng gà, vịt, tráng hoặc hấp cơm, nếu vừa lội nước nhiều giờ ăn sẽ ấm lên. Nếu người biếng ăn, ăn liên tục 2 – 3 ngày.
- Nếu vừa ngâm mình dưới nước lâu, lạnh rét, nhấm một miếng gừng nhai rồi chiêu với một cốc nước nóng, người sẽ ấm lên.
- Lội nước bị cảm lạnh, lấy một nhánh gừng giã với tóc rối, trộn với rượu bọc vào miếng vải thưa, đánh gió. Khi đánh gió nhớ đánh xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết (mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, kheo chân) sẽ nhanh chóng được giải cảm.
Nếu có đồng tiền bạc cổ hoặc trang sức bằng bạc gói lẫn vào thì càng tốt. Bạc sẽ thu liễm các axít độc ra khỏi cơ thể (đồng tiền bạc bị chuyển màu đen) người sẽ càng nhanh khỏi...
Các chứng cảm
Bị cảm lạnh, bất tỉnh nhân sự, miệng sùi bọt mép, chân tay không co duỗi được: Nước cốt gừng (khương trấp) 1 chén nhỏ, nước vòi măng tre (trúc lịch) 2 chén nhỏ. Hòa cùng nhau uống (Nam dược thần hiệu).
Nếu cảm mà mình nóng, muốn nôn oẹ: Gạo nếp (1/3 bát) sao vàng, gừng 1 củ đập giập. Nấu cháo ăn nóng bất kể giờ giấc.
Bị cảm, miệng lập cập, tay run rẩy không cầm nắm gì được: Gừng khô (can khương) 1 phần (khoảng 3g), nhục quế (cạo bỏ vỏ) 2 phần, thạch hộc 6 phần, ngưu tất 8 phần, ngũ gia bì 10 phần. Đun với 2 bát nước lấy 1 bát (8 phân). Nếu có đồng bạc ngâm sẵn trong dầu vừng bỏ vào sắc chung uống bất kỳ lúc nào thì càng tốt. Người ấm lên ngay, hết run, nói được.
Nếu mình nóng, ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, ho và sốt (bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính – ta gọi là cảm cúm) thì dùng ngay bài thuốc sau: gừng tươi 3 lát, trần bì (vỏ quýt) 5g, thanh bì (vỏ quýt non) 5g, chỉ xác (quả trấp, bỏ ruột) 5g, cát cánh 8g, tô diệp (lá tía tô) 9g, ma hoàng 8g, hương phụ (củ cỏ gấu) 12g, cam thảo 3g.
Nếu ho nhiều gia thêm tang bạch bì 8g (vỏ rễ cây dâu cạo bỏ vỏ đỏ ở ngoài) hoặc mạch môn đông 8g sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát uống ấm, nếu có chua me đất hoa vàng thì gia thêm 1 nắm, nếu có nước tre non (nướng lên rồi đập, giã, ép lấy nước) uống cùng thì sẽ hạ sốt nhanh. Nên uống trước bữa ăn, sau đó ăn cháo hành thì càng tốt, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
Người không ra được mồ hôi, rét trong, nóng ngoài: Gừng sống 1 củ, hành tăm cả rễ 7 nhánh, hạt đào cả vỏ giã nát 7 hạt, chè tươi 1 nắm. Sắc uống ấm (đổ hai bát nước lấy 2/3 bát thuốc).
Hoặc làm như sau: Gừng sống 1 củ, hành cả rễ 3 củ, đậu sị 1 thìa. Cả 3 thứ giã nhỏ, gói vào vải mỏng buộc vào rốn cho ra mồ hôi là khỏi.
Ngâm mình lâu trong nước trúng cảm, tay chân quyết lạnh, nấc cụt: gừng sống 1 nhánh, vỏ quýt 1 nhúm, tai quả hồng 3 – 5 cái. Sắc với nước uống nóng.
Các chứng đường tiêu hóa
Thình lình đau bụng: Gừng sống 7 lát (1 nhánh vừa), muối sao vàng 5g, nước 1 bát. Sắc uống khi còn ấm.
Tiêu chảy liên tục do bị lạnh: Gừng tươi 1 củ rửa sạch vỏ, đập giập, búp ổi 1 nắm to. Nếu có búp ổi tàu (loại ổi cảnh có bán ở chợ cây cảnh, lá nhỏ bằng đầu đũa, quả bằng ngón tay thì càng tốt). Đun với 3 bát nước lấy một bát uống ngay, uống liên tục nhiều lần trong ngày sẽ ngừng.
Lỵ ra máu: Gừng tươi đập dập 1 nhánh, cành lá phèn đen 1 nắm, tô mộc (gỗ vang) chẻ nhỏ 1 nắm. Sắc uống ấm.
Hoặc: Gừng tươi 1 nhánh, rễ cỏ tranh 1 nắm, phèn đen 1 nắm, cỏ seo gà 1 nắm, mơ lông (mơ trắng, mơ hôi) 1 nắm.
Tất cả sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống ấm; hoặc như bài 2 nhưng thay vì búp ổi để tươi (chữa tiêu chảy) thì nay sao vàng hạ thổ chữa kiết lỵ.
Đau bụng (miệng nôn trôn tháo): Gạo nếp 1 vốc, gừng sống 1 nhánh, cũng giã nát, hòa đều với nước, bỏ bã uống nước.
Hoặc: Gừng sống 1 nhánh nhỏ, lá tre 20 lá (loại bánh tẻ không già quá), cát căn 10g (nếu xa hiệu thuốc thì lấy bột sắn dây hoặc 1 khúc sắn dây). Cơm gạo tẻ sao vàng (một chút bằng quả quýt). Tất cả cùng đem sắc uống (3 phần nước lấy 1 phần thuốc).
Đau bụng toát mồ hôi, muốn thổ không thổ được, muốn tả không tả được: Gừng sống sao vàng 7 miếng, muối trắng khoảng 50g, nước đái trẻ em (đồng tiện) bỏ phần đầu và phần cuối lấy 2 bát sắc còn một nửa, uống lúc ấm.
Hoặc: Gừng sống 1 lạng, rễ lau (lô căn) 1 lạng, vỏ quýt (trần bì) 20g, nước 1 bát, sắc còn một nửa, chia đôi uống.
Dạ dày đầy cứng, ăn uống không ngon, cồn cào (phiên vị) oẹ mửa: Gừng khô (can khương), giềng ấm (lương khương). Hai thứ bằng nhau, sắc uống. Nếu có điều kiện, tán bột, khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô uống dần, lần đầu 15 viên, lần sau 20 viên.
Chạm thương
Trong khi phòng chống bão lụt rất dễ chạm thương, chảy máu thì dùng 1 củ gừng tươi (tùy theo vết thương to, nhỏ) rửa sạch, giã nát băng vào vết thương, vừa chống nhiễm khuẩn, nhanh lên da non và không để lại sẹo lồi, lõm.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.