H7N9 lây truyền từ gia cầm sang người như thế nào?
Vi-rút cúm H7N9 dưới kính hiển vi điện tử
Nghiên cứu mới cho thấy vi-rút H7N9 rất có thể có nguồn gốc từ các loài chim di cư. Đồng thời, các nhà khoa học phát hiện ra một chủng vi-rút chưa từng được biết đến, gọi là H7N7. Chủng vi-rút này đã lây bệnh cho các con chồn sương – loài vật thường được đem làm vật mẫu cho việc nghiên cứu sự lây nhiễm cúm ở người. Nó không gây chết người nhưng vẫn là một mối nguy hiểm đối với con người.
Vi-rút cúm được đặt tên theo các protein của chúng – “H” là hemagglutinin và “N” là neuraminidase. Cả vi-rút H7N9 và H7N7 đều thuộc nhóm vi-rút H7.
Nhà nghiên cứu Yi Guan đến từ Trung tâm Nghiên cứu Cúm tập trung tại Hồng Kông cho biết có lẽ các chủng vi-rút khác giống như H7N7 đang tồn tại trong quần thể gia cầm ở Trung Quốc. Nước này chiếm khoảng 65% số lượng vịt trên thế giới và nhiều khu chợ gia cầm sống - nơi mà việc tiếp xúc giữa người và gà rất phổ biến.
Ông Guan cho biết nhiều chủng vi-rút cúm không gây ra các triệu chứng đối với con người. Chúng lây lan trong đàn gia cầm rồi bùng phát trong một hoặc hai năm. Tuy nhiên, vi-rút cúm nhóm H7 vẫn tồn tại dai dẳng và thường phát triển thành các dạng thức mới.
Để tìm kiếm nguồn gốc của H7N9, các nhà nghiên cứu đã thu thập hàng ngàn mẫu vật từ 6 loài gia cầm nội địa trong khu vực đông nam Trung Quốc là gà, vịt, chim cút, ngỗng, chim bồ câu và gà gô. Họ đã sắp xếp trình tự các hệ gen của chủng vi-rút này và công bố kết quả vào hôm 22/8 trên Tạp chí Nature.
Ông Guan cho biết điều đáng ngạc nhiên nhất mà nhóm nghiên cứu phát hiện là cách thức vi-rút cúm lây lan. “Nếu chủng vi-rút này vẫn tiếp tục lây truyền trong đàn gia cầm thì chúng có thể ngày càng trở nên thích ứng và lây nhiễm dễ dàng hơn đối với con người”, ông nói.
Các nhà nghiên cứu cho biết vi-rút cúm thường xuyên biến đổi khi chúng lây truyền giữa các cá thể và các loài. Khi H7N9 lây lan từ các loài chim di cư sang các loài gia cầm trong nước, nó đã trao đổi gen với các loại cúm khác. Đó chính là điều khiến cho H7N9 có khả năng lây nhiễm sang người.
Một biến đổi quan trọng của chủng vi-rút này là việc thay đổi protein của nó để có thể xâm nhập vào các tế bào trong đường hô hấp trên của gà. Nhiều chủng vi-rút cúm tồn tại trong ruột của gà nhưng chúng không lây lan qua không khí. Tuy nhiên, một khi vi-rút lây nhiễm đường hô hấp trên của gà thì những người tiếp xúc gần với loài động vật này có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh.
Vincent Racaniello, giáo sư vi trùng học và miễn dịch học đến từ ĐH Columbia ở New York nhấn mạnh rằng số ca tử vong do H7N9 khiến cho chủng vi-rút này trở nên rất đáng lo ngại. Đồng thời, một điều quan trọng mà chúng ta phải nhớ là không phải tất cả các trường hợp nhiễm bệnh đều được báo cáo. Nói cách khác, có thể có nhiều người bị nhiễm mà không có triệu chứng hoặc không ốm nặng đến mức phải nhập viện.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm