Hạn chế khó chịu khi sổ mũi
Còn cánh mũi và phần nhân trung đỏ lựng vì liên tục phải chùi đi thứ chất lỏng chảy tưởng như không thể dừng, cảm giác sưng nề thật khó chịu. Có một số cách để bạn có thể hạn chế rắc rối này.
Bớt ăn đồ cay nóng
Ớt, hạt tiêu và những gia vị cay khác trong thức ăn sẽ kích thích thêm sự sưng nề ở niêm mạc mũi và làm gia tăng chất tiết. Những món như cà-ri, lẩu cay, thịt, cá sốt tiêu đen v.v... là những món ăn khoái khẩu trong mùa đông, nhưng nhất định bạn phải hoàn toàn loại bỏ trong thực đơn của mình khi bị viêm mũi.
Sử dụng hiệu quả nước muối
Pha nước muối loãng, ấm rồi lọc thật sạch. Sau đó dùng xi-lanh hút nước muối và đặt đầu xi-lanh vào đầu mũi. Hơi nghiêng đầu và xịt mạnh nước muối cho nước mũi chảy ra ngoài hết. Làm như thế với cánh mũi bên kia. Giữ mũi ở tư thế thẳng ngả ra sau và để bát nước muối sát lỗ mũi, hít mạnh để “súc” sạch mũi.
Ban đầu, bạn có thể thấy khó làm. Nhưng bạn sẽ quen và nhanh chóng cảm thấy dễ chịu sau mỗi lần “làm sạch” như vậy. Ngoài ra, bạn còn nên súc miệng bằng nước muối vì phần miệng và họng rất dễ bị viêm khi mước mũi tiết ra nhiều.
Việc xông mũi bằng cách pha nước nóng với tỏi băm nhỏ hoặc hành tươi, ghé sát mũi vào cốc nước và hít mạnh nhiều lần cũng khiến bệnh thuyên giảm và thông mũi ngay tại chỗ.
Hạn chế ngồi phòng có điều hoà nhiệt độ
Trong xe ô tô hoặc phòng có bật điều hoà chế độ làm ấm, không khí bị đốt nóng rất khô. Nếu bạn bị viêm mũi mà ngồi lâu trong môi trường này thì cảm giác khó chịu sẽ ngày một tăng lên, niêm mạc mũi bị khô căng và tình trạng viêm mũi càng nặng nề hơn.
Nếu bắt buộc phải ở trong những căn phòng đó, bạn nên cố gắng bố trí một chậu nước nhỏ gần nơi ngồi hoặc nếu có điều kiện hãy mở máy làm ẩm.
Uống nhiều nước
Điều này là rất quan trọng, uống nhiều nước giúp làm thông niêm dịch dính ở phần trên họng. Bạn có thể uống nước thảo dược pha với mật ong, hoặc nước chanh nóng. Chất tiết ra từ phần sau mũi trôi xuống thay vì phải hắng giọng nhổ ra sẽ làm giảm độ sưng nề.
Các tinh dầu từ thảo dược cũng khiến mũi được thông hơn và bạn sẽ dễ thở hơn. Nhưng bạn hãy nhớ đừng dùng thảo dược có vị quế cay.
Nên xỉ mũi thường xuyên
Có thể bận việc, mải đọc sách hay đơn giản chỉ vì không muốn bất lịch sự trước người cùng giao tiếp mà bạn cứ vô thức chỉ lau sạch mỗi khi nước mũi chảy ra. Bạn hãy cố gắng tranh thủ xỉ mũi mỗi khi có thể. Vì việc chủ động đẩy ra ngoài các chất tiết sẽ nhanh chóng lấy lại cảm giác dễ chịu.
Tuy nhiên đừng quá lạm dụng và không nên ngoáy mũi mạnh có thể khiến niêm mạc mũi đang sưng nề bị rách và tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh