Hiểu đúng về bệnh sán dây lợn để phòng bệnh hiệu quả
Phóng viên: Thưa thạc sĩ, trong những ngày qua, bệnh sán dây lợn được người dân hết sức quan tâm, nhiều người hoang mang vì chưa hiểu rõ về loại bệnh này dẫn đến hạn chế sử dụng thịt lợn trong các bữa ăn. Vậy xin thạc sĩ cho biết về bệnh sán dây lợn và các nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh sán dây lợn?
Ths. Nguyễn Thị Bích Hường: Bệnh sán dây lợn là một bệnh nhiễm ký sinh trùng gây ra do trứng, ấu trùng sán dây lợn. Người mắc bệnh do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có chứa ấu trùng sán lợn hoặc trứng sán dây lợn chưa được nấu chín. Bệnh sán dây lợn gồm 2 thể mắc:
Bệnh ấu trùng sán lợn: Do người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại một số cơ quan trong cơ thể như: cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau của bệnh.
Bệnh sán trưởng thành ở ruột: Do người bệnh ăn phải thịt lợn sống chưa được nấu chín có chứa các nang sán (thịt lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 12 mét, chúng ký sinh trong ruột non của người bệnh.
Phóng viên: Người nhiễm bệnh sán dây lợn thường có những triệu chứng gì, thưa thạc sĩ?
Ths. Nguyễn Thị Bích Hường: Bệnh sán dây trưởng thành khiến người mắc thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài, đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít.
Những trường hợp nhiễm ấu trùng sán thì có hiện tượng nổi sần, nổi cục trên da, xuất hiện các cục tại hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thủy tinh thể, một số trường hợp ấu trùng ký sinh trong não gây đau đầu, co giật, động kinh…
Ấu trùng sán lợn dưới da ( Ảnh minh họa)
Phóng viên: Bệnh sán dây lợn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người mắc và bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn không, thưa thạc sĩ?
Ths. Nguyễn Thị Bích Hường: Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến việc kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá.
Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng. Một số trường hợp ấu trùng sán lợn ký sinh trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù, cũng có trường hợp tử vong do bị ấu trùng tấn công vào hệ thần kinh trung ương nhưng ít gặp.
Về nguyên tắc điều trị: Bệnh nhân cần phải được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán thải ra để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn. Việc điều trị bệnh ấu trùng sán lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi.
Bệnh sán dây lợn được điều trị khỏi hoàn toàn bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole theo sự chỉ định của bác sĩ.
Phóng viên: Để tránh tình trạng người dân “đổ xô” đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán dây lợn, thì xin thạc sĩ cho biết trong trường hợp nào người dân cần đến cơ sở y tế để xét nghiệm chẩn đoán bệnh?
Ths. Nguyễn Thị Bích Hường: Hiện nay do tâm lý hoang mang nhiều người dân đã “đổ xô” đi làm xét nghiệm, theo thông tin từ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, những ngày gần đây trung bình mỗi ngày có hơn 500 trường hợp đến xét nghiệm.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp mặc dù khi xét nghiệm huyết thanh kháng thể (IgM) dương tính với bệnh sán lợn nhưng không có nghĩa là đang mắc bệnh sán lợn, vì đa số khi mắc các bệnh giun, sán cơ thể đã đào thải nguồn bệnh thì nồng độ kháng thể vẫn tồn tại trong máu. Chính vì vậy xét nghiệm dương tính trên những đối tượng không có triệu chứng chỉ có thể khẳng định người đó từng bị nhiễm bệnh sán lợn, muốn khẳng định hiện tại người đó có đang mắc bệnh hay không phải dùng phương pháp thu hồi sán trong phân của bệnh nhân (chủ yếu thực hiện trong các nghiên cứu sâu). Hoặc thực hiện xét nghiệm kháng nguyên kết hợp sinh thiết các nang sán dưới da thấy hình ảnh ấu trùng sán thì mới khẳng định bệnh nhân đang mắc.
Vì vậy, chỉ những người có các biểu hiện sau thì nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán dây lợn:
Thứ nhất là xuất hiện các triệu chứng bứt rứt khó chịu do đốt sán tự rụng, thải ra ngoài qua hậu môn (đốt sán có màu trắng như xơ mít), rối loạn tiêu hóa nhẹ, đau bụng kéo dài...
Thứ hai là khi có dấu hiệu ấu trùng sán lợn nổi sần, nổi cục trên da, xuất hiện các cục tại hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thủy tinh thể...kích thước bằng hạt gạo, hạt đỗ không ngứa, ko đau.
Thứ ba là khi có dấu hiệu mà bác sĩ nghi ngờ do ấu trùng sán lợn gây ra trên não như: co giật, động kinh, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội
Người dân cần hiểu đúng về sán dây lợn để chủ động các biện pháp phòng bệnh hiệu quả (Ảnh minh họa)
Phóng viên: Thạc sĩ có khuyến cáo gì đến người dân để phòng bệnh sán dây lợn đúng cách và hiệu quả?
Ths. Nguyễn Thị Bích Hường: Do tập quán và những thói quen ăn uống của người dân ở một số địa phương còn chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chính vì vậy các bệnh về giun, sán vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.
Để phòng bệnh giun, sán nói chung và bệnh sán dây lợn nói riêng người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
Thông thường, trứng và ấu trùng sán lợn sẽ chết khi thức ăn được nấu ở nhiệt độ trên 750 C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi 100 độ C trong 2 phút. Vì vậy, chúng ta phải “ăn chín, uống sôi”, ăn thức ăn được nấu chín không ăn các thực phẩm còn sống như thịt lợn tái, tiết canh…sẽ có nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành; ăn các loại rau sống không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn.
Quản lý nguồn chất thải từ phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, người có sán dây lợn trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi để tránh nguồn lây ra cộng đồng.
Các hộ chăn nuôi lợn phải thực hiện đúng quy trình chăn nuôi, không nuôi lợn thả rông.
Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về phía người tiêu dùng không nên quá lo ngại khi sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn. Vì chúng ta có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường các dấu hiệu của bệnh lợn gạo và có thể lựa chọn thịt lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm uy tín trên địa bàn.
Phóng viên: Xin cảm ơn thạc sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích!
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025