Hiểu đúng về bệnh vảy nến để điều trị hiệu quả hơn
Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết bệnh vảy nến là gì và nguyên nhân gây bệnh?
Bs. Nguyễn Thanh Sơn: Vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt và dai dẳng suốt đời. Bệnh có hình thái lâm sàng đa dạng, ngoài thương tổn da, có thương tổn niêm mạc, móng và xương khớp. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến là 2,2% dân số
Căn nguyên của bệnh vảy nến chưa rõ ràng. Hiện nay các nghiên cứu đang hướng dần đến các yếu tố gây bệnh do di truyền, cơ chế miễn dịch và các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh.
Yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu cho rằng, vảy nến là bệnh da di truyền, gen gây nên bệnh vảy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6 có liên quan HLA - B13, B17, BW 57, CW6...
Cơ chế miễn dịch: Có sự thay đổi miễn dịch ở bệnh vảy nến. Các tế bào miễn dịch được hoạt hóa tiết các hoạt chất sinh học có tác dụng thúc đẩy tăng sinh, làm rối loạn quá trình biệt hóa tế bào sừng.
Yếu tố thuận lợi: Tuổi khởi phát bệnh hay gặp khoảng 20 đến 40 tuổi. Người có tiền sử mắc bệnh mạn tính, chấn thương, nhiễm khuẩn. Những stress gây suy sụp về thể chất và tinh thần. Sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc Corticoid, các đông, nam dược không rõ nguồn gốc, thành phần. Rối loạn nội tiết, chuyển hóa, nghiện rượu.
Đặc điểm của vảy da khô, gồm nhiều lớp, xếp chồng lên nhau, độ dày không đều, dễ bong, màu trắng đục
Phóng viên: Bệnh vảy nến thường có dấu hiệu như thế nào, thưa bác sĩ?
Bs. Nguyễn Thanh Sơn: Người mắc bệnh vảy nến thường xuất hiện các biểu hiện sau:
Thương tổn da là các dát đỏ, với đặc điểm: Giới hạn rõ với da lành, trên phủ vẩy trắng dễ bong. Màu đỏ hoặc hồng, ấn kính mất màu. Hình tròn hoặc bầu dục, hoặc nhiều vòng cung tạo nên các thể lâm sàng khác nhau: thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng. Không đau, hiếm khi thấy ngứa.
Vị trí thường gặp là các chỗ tỳ đè, vùng hay bị cọ sát như: khuỷu tay, đầu gối, mặt duỗi các chi, chỗ bị sang chấn; thương tổn có khuynh hướng đối xứng.
Đặc điểm của vảy da: Khô, gồm nhiều lớp, xếp chồng lên nhau, độ dày không đều, dễ bong. Màu trắng đục như xà cừ hay màu xỉn. Phủ kín toàn bộ dát đỏ hoặc phủ một phần, thường để lại vùng ngoại vi.
Thương tổn móng: Chiếm 30 đến 50% tổng số bệnh nhân vảy nến. Thường kèm với thương tổn da. Thương tổn móng thường gặp là: Mặt móng có những chấm lõm hoặc vằn ngang, mất trong, có những đốm trắng. Tách móng ở bờ tự do, quá sừng dưới móng cùng với dày móng và mủn. Có thể biến mất toàn bộ móng. Trường hợp vảy nến thể mủ thấy các mụn dưới móng hoặc xung quanh móng.
Thương tổn khớp: Chiếm 10 đến 20% tổng số bệnh vảy nến. Biểu hiện: Đau các khớp. Hạn chế và viêm một khớp. Viêm đa khớp vảy nến. X-Quang thấy hiện tượng mất vôi đầu xương, hủy hoại sụn, xương, dính khớp.
Thương tổn niêm mạc: Thường gặp niêm mạc qui đầu, là những vết màu hồng, không thâm nhiễm, ít hoặc không có vẩy. Tổn thường có thể gặp ở lưỡi giống như viêm lưỡi hình bản đồ hoặc viêm lưỡi phì đại tróc vảy.
Phóng viên: Bệnh vảy nến có thể gây biến chứng như thế nào đến sức khỏe người mắc, thưa bác sĩ?
Bs. Nguyễn Thanh Sơn: Bệnh vảy nến nếu không được điều trị đúng thì có thể gây ra các biến chứng như: chàm hóa, tổn thương bị sâu hơn, bội nhiễm, dày da, ung thư da, đỏ da toàn thân, vảy nến thể khớp có thể làm biến dạng khớp, cứng khớp, nhất là cột sống.
Tiến triển của bệnh vảy nến thất thường, dai dẳng nên bệnh nhân không được lơ là, tự động bỏ thuốc khi thấy thương tổn đã giảm, phải tuân thủ chế độ điều trị theo từng giai đoạn bệnh để tránh được các biến chứng và bệnh sẽ ổn định lâu dài.
Bác sỹ khám, tư vấn cho bệnh nhân mắc bệnh ngoài da tại Phòng khám đa khoa thuộc CDC Quảng Ninh
Phóng viên: Bệnh vảy nến có lây không? Và làm thế nào để phòng ngừa mắc bệnh vảy nến, thưa bác sĩ?
Bs. Nguyễn Thanh Sơn: Một điều khẳng định chắc chắn là bệnh vảy nến không phải là bệnh lây lan như nhiều người nhầm tưởng.
Để phòng ngừa bệnh vảy nến thì cần hạn chế các yếu tố nguy cơ:
Những người mắc các bệnh mãn tính, chấn thương, nhiễm khuẩn thì ngay từ đầu phải được điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế bia, rượu, thuốc lá, tránh các tổn thương tâm lý gây suy sụp về thể chất và tinh thần.
Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc Corticoid, các đông, nam dược không rõ nguồn gốc, thành phần.
Về cơ chế nội tiết, chuyển hóa thì cần có chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh đảm bảo sức khỏe tốt nhất, tránh tình trạng nghiện rượu, bia.
Phóng viên: Xin cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích!
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025