Ho kéo dài
Ho kéo dài gây khó chịu cho người bệnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Một số nguyên nhân
Ho có nhiều loại khác nhau, như: ho khan, hó có đờm. Đờm có khi là lỏng nhưng đôi khi là đờm đặc quánh, thậm chí có trường hợp ho có đờm lẫn máu tươi. Thông thường khi đường hô hấp mới bị tác động gây viêm, người bệnh thể hiện ho khan, tức là ho chưa có sự xuất tiết nên không có đờm. Vài ba ngày sau do niêm mạc phế quản, niêm mạc họng bị sưng nề thì triệu chứng ho cũng thể hiện khác đi và có sự xuất tiết của niêm mạc đường hô hấp cho nên ho có đờm, ví dụ hen suyễn ở người lớn và hen phế quản ở trẻ em.
![](http://skds3.vcmedia.vn/JRGSJiLd3e5GsxdM0P2pqg65KoKccc/Image/2012/07/bi-ho-o-nguoi-cao-tuoi_1e3db.jpg)
Ho khan hay gặp trong các trường hợp viêm hô hấp cấp như viêm họng (đặc biệt là viêm họng hạt, viêm họng do dị ứng). Nếu ho do viêm họng hạt hoặc viêm họng do dị ứng (ví dụ do lạnh) thì thường có kèm theo ngứa họng, rát họng. Ho khan cũng gặp trong các trường hợp viêm phế quản ở giai đoạn đầu.
Ho có đờm gặp nhiều trong các trường hợp viêm họng, phế quản đã bước sang giai đoạn toàn phát. Đờm có thể lỏng hoặc đặc quánh hoặc đờm có lẫn máu tươi (ho do lao phổi).
Ho có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Ho cấp tính thường kéo dài một vài tuần nhưng ho mạn tính có khi kéo dài nhiều tuần, thậm chí hàng tháng, có khi tới hàng năm. Ho mạn tính ở trẻ lớn thường do viêm phế quản mạn, đặc biệt là hen phế quản (viêm phế quản co thắt) hoặc ho kéo dài trong bệnh ho gà (trẻ em nhỏ tuổi).
Ở người trưởng thành, ho kéo dài chủ yếu là do viêm phế quản mạn tính, trong đó hay gặp nhất là người hút thuốc lá, thuốc lào (người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì đường hô hấp luôn luôn bị viêm mạn tính).
Một nguyên nhân mà NCT hay gặp do ho kéo dài là hen suyễn (còn gọi là bệnh suyễn), đặc biệt là hen suyễn mạn tính. Ho ở NCT do hen suyễn mạn tính thường có đờm lỏng hoặc đặc cho nên khi ho có tiếng lọc xọc như người hút thuốc lào. Nếu điều trị cắt được cơn hen, người bệnh sẽ giảm hoặc hết cơn ho.
Một nguyên nhân gây ho ở NCT mà dễ bỏ sót là bệnh trào ngược dạ dày- thực quản. Đây là một hội chứng gồm nhiều triệu chứng như đau rát sau xương ức, ợ chua, đầy hơi và ho kéo dài. Trong bệnh trào ngược thực quản có những trường hợp chỉ ho kéo dài mà ít có biểu hiện gì khác. Ho trong trào ngược dạ dày - thực quản là do dịch vị trào ngược từ dạ dày lên gây kích thích niêm mạc đường hô hấp và làm tổn thương do tác động của dịch vị dạ dày. Trong trường hợp này nếu phát hiện sớm và điều trị đúng và hết bệnh trào ngược dạ dày - thực quản cũng đồng nghĩa với hết cơn ho. Thực ra ho do bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay còn bỏ sót nhiều nhất là các tuyến cơ sở, bởi vì khi thấy ho cứ tưởng là viêm đường hô hấp (họng hay phế quản).
Một số bệnh thuộc viêm đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng, tâm phế mạn cũng gây nên cơn ho, nhất là ho của bệnh giãn phế quản ở NCT thường xảy ra vào nửa đêm, gần sáng.
Đối với đường hô hấp ở người trưởng thành, nhất là NCT, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) gây ho kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí hàng năm. Đây là một bệnh bao gồm khí phế thũng kèm theo viêm phế quản mạn tính gây nên ho kéo dài làm cho người bệnh bị thiếu oxy mạn tính. Ngoài ra có một số bệnh tuy gặp ít hơn nhưng cũng gây ho kéo dài như trong bệnh suy tim, nhất là suy tim nặng do ứ máu ở phổi lâu ngày hoặc ho gặp ở một số người dùng thuốc hạ huyết áp loại thuốc ức chế men chuyển ví dụ như ednyt, renitec, coversyl…
Ho do dùng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp nếu người bệnh không được tư vấn trước thì đôi khi người bệnh đi khám hết bệnh viện này sang bệnh viện khác mà bệnh cũng không khỏi, bởi vì nếu được tư vấn trước khi dùng thuốc hạ áp thuộc nhóm ức chế men chuyển thì có thể bị ho khan. Nếu ho kéo dài mà do dùng thuốc thì đơn giản nhất là ngừng dùng thuốc thì sẽ hết cơn ho không phải dùng bất cứ thứ thuốc gì. Đáng lưu tâm nhất là ho khi phát hiện bị lao phổi, tràn dịch màng phổi, đôi khi ho kèm theo có đờm lẫn máu (bởi vì không phải bất kỳ người nào bị lao phổi cũng gây ho mà chỉ có một tỉ lệ nhất định nào đó có ho mà thôi). Đáng lo ngại nhất là ho khi có u ở phổi, đặc biệt là NCT. Có nhiều loại gây u phổi và cũng có nhiều loại u lành tính hoặc không nguy hiểm như áp-xe phổi do vi khuẩn (áp-xe do tụ cầu) hoặc ký sinh trùng nhưng đáng lo ngại hơn cả là ung thư phổi.
Cần cẩn thận khi kéo dài Trước hết là cần bình tĩnh không nên lo lắng thái quá và cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, nhất là đối với trẻ em đề phòng cơn viêm phế quản co thắt cấp tính hoặc hiếm hơn là ho do bệnh ho gà (hiện nay do tiêm phòng tốt nên bệnh ho gà xảy ra ở trẻ ít hơn). Khi đã được khám bệnh và xác định được nguyên nhân thì nên theo chỉ định của bác sĩ để điều trị cho dứt điểm không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc hoặc theo chỉ định của dược tá ở quầy bán thuốc mà mua thuốc để điều trị. Nếu làm như vậy nhiều khi bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm có khi gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những trường hợp bị hen cần đến cơ sở y tế để được điều trị và tư vấn điều trị dự phòng hen, bởi vì điều trị dự phòng lên cơn hen là hết ức quan trọng cả đối với người lớn cả đối với trẻ em.
Không nên hút thuốc lá, thuốc lào bởi vì hút thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất trong các bệnh của đường hô hấp. Khi bị viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản mạn tính cũng không nên uống nước lạnh, nhất là nước đá, bởi vì niêm mạc họng rất nhạy cảm với lạnh. Nếu bị bệnh tăng huyết áp mà bác sĩ đã có chỉ định điều trị nhưng khi dùng thuốc thấy bị rát cổ, ho, nhất là ho khan thì cần báo cho bác sĩ biết để thay đổi thuốc cho phù hợp.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc biệt đáng chú ý ở nhóm người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4-5% người trưởng thành trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng từ những rối loạn này. Đáng báo động, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thường coi nhẹ những triệu chứng này, cho rằng chúng là biểu hiện tự nhiên của tuổi già. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám và điều trị, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không?
Ai cũng biết rằng tập thể dục giúp ích cho cả cơ thể và trí óc, nhưng những bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) giúp tăng cường sức khoẻ não bộ lâu dài, tốt hơn hẳn so với những bài tập cường độ thấp ở những người cao tuổi.
3 điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị gia tăng kích thước bất thường, gây khó chịu cho bệnh nhân ở khu vực quanh bàng quang, đường tiểu. Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi, có thể gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi
Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu do cơ chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ thể suy giảm, trong đó có chức năng đề kháng. Do đó, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và thường trở thành mạn tính, kéo dài và hay tái phát.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu