Ho lúc chuyển mùa - Thuốc gì?
Quất chưng đường phèn trị ho
Chuyển mùa là lúc thời tiết thay đổi nhiều: đông sang xuân (lạnh sang ấm, gió mùa đông bắc lạnh và khô sang gió nồm ấm và ẩm), xuân sang hè (ấm sang nóng), hè sang thu (nóng sang mát), thu sang đông (mát sang lạnh, chủ yếu là gió đông bắc) nên có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhất là người già và trẻ nhỏ (đặc biệt là đông sang xuân) biểu hiện thường gặp là: ho, cảm, cúm, chảy nước mũi, hắt hơi, gây khó chịu trong người. Sau đây xin điểm qua một số loại thuốc trị ho thông thường.
Thuốc giảm ho dân gian: ít độc hại
Nhân dân thường dùng một số thức ăn, gia vị thường có trong vườn nhà để chữa ho như: cho người lớn hoặc trẻ trên 7 tuổi sử dụng quả chanh hoặc quả quất chín, quả khế thái lát trộn với muối hoặc chút mật ong để ngậm rồi nuốt nước. Ngậm một lát gừng tươi hoặc nghệ tươi thỉnh thoảng nhấm nhẹ, nuốt nước. Hoặc dùng thuốc ho Đông y có bán ở các nhà thuốc hợp pháp. Trẻ em dưới 2 tuổi thì dùng hoa đu đủ đực hoặc hoa hồng bạch, lá hẹ trộn với đường phèn hấp chín cho ăn.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng: quả quất làm cảnh, hoa hồng bạch mua ở chợ (do nhiễm lượng lớn hóa chất bảo vệ thực vật) để trị ho.
Thuốc giảm ho tác dụng thần kinh trung ương
Bao gồm các loại như: codein, pholcodin, dextromethorphan... trị ho khan (dùng thuốc không quá 7 ngày). Thuốc ít có tác dụng với ho nặng kéo dài. Không dùng các loại thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi, người suy hô hấp, phụ nữ có thai, các trường hợp ho có nhiều đờm.
Thuốc long đờm
Thường có các loại như terpin hydrat, natri benzoat có tác dụng làm loãng đờm (terpin hydrat thường phối hợp với codein). Eprazinone (có tên biệt dược như mucitux, molitoux) có tác dụng làm loãng dịch tiết phế quản nên long đờm (không phá hủy cấu trúc của đờm nên không ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày) làm dễ thở do chống co thắt phế quản. Chữa ho do viêm phế quản cấp và mạn, suy hô hấp mạn, hen phế quản hoặc ho do cúm, viêm mũi xoang.
Các loại thuốc long đờm có tác dụng phá hủy cấu trúc của đờm như ambroxol, bromhexine, N- acetylcysteine, carbocistein... dùng chữa ho do các bệnh phế quản, phổi cấp và mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản. Viêm xoang và tai mũi họng. Không dùng cho người bệnh: viêm loét dạ dày - tá tràng. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Thuốc chống dị ứng
Thường dùng nhóm kháng histamin H1 như chlorpheniramin maleat. Cetirizin, loratadin, fexofenadin có tác dụng chống chảy nước mũi gây ho và khó chịu qua đó có tác dụng giảm ho. Trong nhóm kháng histamin H1 chỉ có chlorpheniramin maleat là được các nhà bào chế thuốc tin dùng hơn cả, vì tác dụng nhanh và mạnh hơn các loại khác (nên thường có trong các biệt dược chữa cảm cúm, chữa ho nhiều thành phần). Để giảm tác hại của nó, chỉ nên dùng liều nhỏ, đặt dưới lưỡi (1/2 hoặc 1/3 viên hàm lượng 4mg, ngày dùng 1 - 2 lần). Không dùng chlorpheniramin cho người bệnh: hen cấp, loét dạ dày, tá tràng, tắc môn vị, tắc cổ bàng quang, glocom góc hẹp, trẻ sơ sinh, người mang thai, người cho con bú.
Thuốc chống viêm dạng men
Các loại như alpha chymotrypsin, seratiopeptidase (tốt nhất nên đặt dưới lưỡi mỗi viên 6 giờ/lần) cho các trường hợp ho do viêm đường hô hấp.
Thuốc kháng sinh
Các loại kháng sinh như amoxillin, cephalosporin, cefuroxim,chỉ có tác dụng khi nguyên nhân gây ho là vi khuẩn, vi nấm ở đường hô hấp mà không có tác dụng khi nguyên nhân gây ho là virut và các nguyên nhân khác. Theo quy định thì tất cả các trường hợp sử dụng kháng sinh đều phải thử kháng sinh đồ, dùng với liều phù hợp, tránh dùng liều cao, bao vây sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Corticoide
Corticoide dạng xịt mũi có tác dụng cắt cơn ho nhanh trong trường hợp ho do viêm mũi dị ứng, thường dùng fluticasone propinate: 2 ngày đầu mỗi ngày xịt 2 lần lúc 8 giờ và 20 giờ. Sau đó, mỗi ngày xịt 1 lần. Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
Phòng bệnh
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn hoặc uống nước ngọt, súc họng trước khi đi ngủ bằng nước muối đẳng trương (Nacl 0,9%).
- Hàng ngày cần tập luyện vận động cơ thể trong đó chủ yếu có phần tập thở 4 thì (luyện thở ít nhất là 10 phút/ngày). Cần hướng dẫn tập thở cho trẻ ngay từ 7 tuổi để các cháu luyện tập thành thói quen và mọi người kể cả người bệnh để tăng khả năng miễn dịch ở phổi và hỗ trợ cơ thể chống tác nhân gây bệnh.
- Giữ ấm cổ ngực và đôi chân khi trời lạnh dưới 20oC (nhất là người già, trẻ nhỏ).
- Tránh xa nicotin (thuốc lá, thuốc lào) và ethanol (bia, rượu các loại).
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể và đặc biệt ở màng phổi bằng cách bổ sung vitamin A (hoặc beta-caroten) vitamin D3, vitamin C, vitamin B2, đặc biệt là người đang điều trị ho do vi khuẩn, virut.
- Thông gió tránh ô nhiễm cho phòng ngủ đặc biệt trong những ngày có độ ẩm cao. Khi trong nhà có người nhiễm cúm cần xông khói bồ kết để diệt virut (đốt quả bồ kết khô trong bát rồi luân chuyển khắp nơi trong buồng có người bệnh)
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh