Hoại tử chỏm xương đùi - Ai dễ mắc?
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ) là tình trạng chỏm xương đùi bị phá hủy mà nguyên nhân là do thiếu nuôi dưỡng. Tình trạng này xảy ra khi sự cung cấp máu cho chỏm xương đùi kém đi do nhiều nguyên nhân khác nhau và hậu quả là sự nuôi dưỡng của chỏm xương đùi kém từ đó dẫn đến hoại tử tổ chức xương và sụn. Vì tình trạng hoại tử này do thiểu dưỡng, không do vi khuẩn nên gọi là hoại tử vô khuẩn.
Uống nhiều rượu dễ mắc bệnh
Triệu chứng sớm của bệnh là các biểu hiện đau vùng khớp háng, tăng lên khi đi lại và đỡ khi nghỉ ngơi. Ở giai đoạn sớm, có thể không thấy hình ảnh tổn thương trên phim Xquang, đôi khi phải chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ mới xác định được thương tổn.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do chấn thương của khớp háng (gãy cổ xương đùi, trật khớp háng,...). Bên cạnh đó các nguyên nhân khác cũng đóng vai trò quan trọng, đó là các yếu tố nguy cơ như uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng corticoid, bệnh lý mạn tính toàn thân như bệnh lupus ban đỏ, bệnh hồng cầu hình liềm,... hoặc nghề nghiệp có nguy cơ như công nhân hầm mỏ, thợ lặn...
Trước một bệnh nhân có đau háng và gối, tiền sử không có chấn thương thì cần hỏi thật kỹ các yếu tố nguy cơ như bệnh hệ thống, thợ lặn, lạm dụng rượu và corticoid. Những người thợ lặn và công nhân hầm mỏ là những nạn nhân bị hoại tử xương vô khuẩn do dồn nén khí từ đường thở. Các bóng khí vào máu gây tắc dòng chảy của máu. Do đó cần phải kiểm tra kỹ ở những người này là khớp vai, khớp gối có khi đồng thời xảy ra hoại tử xương.
Chữa trị bệnh bằng những biện pháp nào?
Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, giới tính, tuổi, lối sống và yêu cầu của bệnh nhân. Có 2 hình thức điều trị là không phẫu thuật và phẫu thuật.
Điều trị không phẫu thuật: Khi đã chẩn đoán HTVKCXĐ là phải chẩn đoán mức độ của bệnh và hướng điều trị được đặt ra để giải quyết cho bệnh nhân. Cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như hạn chế rượu và hoạt động bơi lặn. Một vài trường hợp điều trị này có thể không hiệu quả. Nếu bệnh nhân chịu đựng được đau khớp háng khi hoạt động thì giảm trọng lượng tỳ đè lên khớp háng bằng cách đi nạng khi đi lại và dùng thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid.
Điều trị phẫu thuật: Mục đích là bảo vệ toàn vẹn chỏm xương đùi bất cứ giá nào và làm ngưng quá trình thoái hoá.
Trong giai đoạn sớm khi chỏm xương đùi chưa biến dạng: phẫu thuật giảm áp trong chỏm xương đùi đem lại thành công. Giảm ép là giải thoát sự tăng áp trong tủy xương dẫn đến tăng sinh mạch máu nuôi. Trong giai đoạn sớm tiên lượng rất tốt.
Trong giai đoạn chỏm xương đùi bị bẹp (độ III và trên độ III) thì có đến trên 70% phải thực hiện phẫu thuật thay thế, vì vậy giai đoạn này sự giải áp chỉ làm chậm trễ thêm sự thay khớp, do đó sự giải áp chỉ đặt ra ở giai đoạn sớm. Vì nguyên nhân của tổn thương HTVKCXĐ là do thiếu máu nuôi dưỡng nên một số tác giả đã sử dụng các vạt xương có cuống mạch nuôi như dùng vạt xương mác có cuống mạch tự do hay dùng vạt xương mào chậu có cuống để điều trị. Những kết quả điều trị ban đầu cho thấy có hiệu quả, nhất là ở những trường hợp tổn thương độ II hoặc III.
Tuy nhiên, khi cấu trúc giải phẫu của chỏm đã bị biến dạng thì tất cả các biện pháp điều trị nói trên chỉ mang ý nghĩa kéo dài và phẫu thuật thay khớp háng là giải pháp cần phải được trao đổi và thông tin cho bệnh nhân biết. Trong các trường hợp có chỉ định thay khớp háng, hiện nay có thể lựa chọn thay khớp háng bán phần (bipolar) hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, vì đa số bệnh nhân có tổn thương khớp háng đều còn trẻ nên xu thế là sử dụng khớp háng toàn phần không xi măng.
Có thể dự phòng bệnh
HTVKCXĐ khởi phát lúc đầu âm thầm và là hậu quả của thời còn trẻ. Khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng thì tổn thương hoại tử tiến triển mức độ nhanh đến thời điểm can thiệp phẫu thuật là cần thiết. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt ở giai đoạn cấu trúc giải phẫu của chỏm xương đùi còn nguyên vẹn là lý tưởng vì dù sao một khớp háng thật vẫn tốt hơn là sử dụng khớp háng nhân tạo.
Để dự phòng HTVKCXĐ đòi hỏi phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ, trong đó bên cạnh các yếu tố bệnh nghề nghiệp thì cần loại bỏ rượu và thuốc lá.
Phân độ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi Với sự ra đời của CT và MRI nên chẩn đoán nhạy cảm hơn. Năm 1993 người ta chia ra làm 6 độ và hệ thống phân loại này đang phổ biến nhất. Ðộ 0: Người có yếu tố nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi không chẩn đoán được trên Xquang, CT scan, MRI. Giai đoạn này tổn thương quá nhỏ không thể phát hiện bằng các kỹ thuật khoa học hiện đại hay còn gọi là khoảng trống của bệnh. Ðộ I: Hư hại mạch máu xảy ra, Xquang chưa phát hiện bất thường nhưng CT, MRI phát hiện được bất thường, bệnh nhân bắt đầu phàn nàn đau âm ỉ không liên tục ở vùng háng bị tổn thương, cũng có thể đau khớp gối. Ðộ II: Xquang cho thấy rõ được vùng thấu quang và vùng xơ cứng mô tả sự sửa chữa của quá trình nhồi máu, xạ hình xương. CT, MRI cho phép chẩn đoán (+). Giai đoạn này tương ứng với quá trình tiêu xương và nhồi máu xương. Bệnh nhân thấy đau khi đi lại và giảm đau khi nghỉ ngơi. Ðộ III: Ở giai đoạn này biểu hiện nổi bật là sự gãy xương ở dưới mặt sụn, biểu hiện là hình ảnh thấu quang hình trăng lưỡi liềm xuất hiện dưới mặt sụn, chỏm xương đùi vẫn còn nguyên vặn không bị bẹp. Hình ảnh trăng lưỡi liềm này là dấu hiệu của xẹp xương xốp dưới mặt sụn, mặt sụn vẫn còn nguyên vặn. Ở giai đoạn này còn được chia ra làm 3 mức độ: A (nhẹ: 30%). Ðộ IV: Mặt sụn bị xẹp vì sự nâng đỡ dưới sụn yếu đi. Ðôi khi sự bẹp của chỏm xương đùi là quá nhỏ để phát hiện trên Xquang thẳng – nghiêng, tuy nhiên CT, MRI thì thấy rất rõ. Ở giai đoạn này ổ cối vẫn còn nguyên vặn. Ðộ V: Ổ cối bị ảnh hưởng bởi sự kích thích của không hợp nhau với chỏm xương đùi, điều đó được thể hiện là khe khớp hẹp lại và có sự xơ cứng ở cả ổ cối và chỏm xương đùi. Ở phần rìa có các chồi xương do biến dạng của chỏm xương đùi làm cho bệnh nhân phải chịu đựng đau đớn liên miên. Khớp háng bắt đầu không thể cứu vãn được. Ðộ VI: Giống như một viêm xương khớp tiến triển, khe khớp biến mất, chỏm xương đùi vỡ, mặt sụn khớp biến mất. Chỏm xương đùi hoại tử vỡ vụn, bệnh nhân phải chịu đau đớn liên tục, đi lại giảm nghiêm trọng. |
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh